Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ văn phòng: D7-TT9 KĐT Xuân Phương Tasco, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Tinh dầu & Dầu

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chưng cất tinh dầu hồi trong phòng thí nghiệm

29/08/2024 vipsen

(Tác giả thực hiện: Nguyễn Văn Dưỡng, Vũ Thị Hoàng Phương – Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản)

Việc thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu hồi quy mô nhỏ cần được dựa trên cơ sở số liệu cụ thể cùng đặc điểm nguyên liệu đầu vào và các thông số kết quả trong chu trình chế biến. Quá trình này được thực hiện trong phòng thí nghiệm để mô phỏng và tìm ra những kết quả có thể so sánh nhanh chóng với thực tiễn ở những quy mô lớn hơn.

    1. Tinh dầu hồi được sản xuất trên thực tế như thế nào?

    1.1 Một số đặc điểm của hồi

    Cây Hồi Việt Nam có tên tiếng Anh là Illicium verum Hook. f.

    Cây hồi vốn là một loại cây thân gỗ cao từ 6 – 12m đối với cây trưởng thành, xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Bắc  Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Cây có đặc điểm là lá xanh quanh năm. Mỗi cây hàng năm cho từ 80-100kg quả tươi và như vậy luôn trong 40-50 năm.

    Mặc dù gọi là “hoa hồi” nhưng đây thực chất là quả hồi. Do có hình dạng bông hoa nên người dân quen gọi như vậy. Ngoài ra hoa hồi còn được gọi bằng những cái tên khác như: đại hồi, tai vị, quả hồi, hoặc bát giác hồi hươn. Quả hồi thường gồm  6-12 cánh, xếp thành hình ngôi sao, đường kính trung bình 2.5-3cm, dày 6-10mm. Khi tươi, quả hồi có màu xanh, khi chín khô cứng thì có màu nâu hồng. Khi khô, trên mỗi cánh (người Việt gọi là ‘Đại”) sẽ nứt làm hai, để lộ hạt màu nâu nhạt, nhẵn bóng.

    Cây hồi thường cho vụ thu hoạch quả chín vào tháng 9 hoặc tháng 4, mỗi vụ kéo dài 3-4 tháng . Thông thường một cây  hồi có tuổi đời từ 5 năm trở lên mới được lấy quả, mỗi năm cũng chỉ được thu hoạch 2 vụ nên đây được xem là mặt hàng thuộc dạng “quý hiếm”.

    (Hoa hồi tươi ở Lạng Sơn)

      1.2 Thực tế sản xuất tinh dầu hồi tại Việt Nam

      Tinh dầu hồi tại Việt Nam chủ yếu được sản xuất từ nguyên liệu là hoa hồi (tên chính xác là quả hồi). Một số nơi tiến hành sản xuất tinh dầu hồi từ lá, tuy nhiên chất lượng tinh dầu sẽ kém hơn, điểm đông của loại tinh dầu này thường nhỏ hơn 14oC.

      Xét tại thủ phủ của hồi là Lạng Sơn, Việt Nam, tinh dầu được sản xuất đều dựa trên phương pháp chưng cất hơi nước ở áp suất thường. Tuy nhiên những cơ sở sản xuất ở đây đều khác nhau về thiết bị sản xuất, nguyên liệu đầu vào và kiểu chưng cất. Do đó tinh dầu hồi thành phẩm ở chất lượng khác nhau.

      Ví dụ như khu vực Chợ Bãi, huyện Văn Quan, Lạng Sơn, nơi đây có nhiều thiết bị chưng cất tinh dầu Hồi hoạt động nhất của cả tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, các chủ hộ thực hiện quy trình sản xuất không giống nhau, mà làm theo cách truyền thống từ đời này sang đời khác.

      Do đó, việc xây dựng một quy trình chưng cất tinh dầu hồi nói chung là điều cần thiết, đặc biệt áp dụng cho những quy mô sản xuất tinh dầu nhỏ, nhằm đảm bảo chất lượng sản xuất đầu ra đồng đều và hiệu quả kinh tế cao.

      (Lò chưng cất tinh dầu hồi tại 1 hộ gia đình ở Lạng Sơn)

        2. Phương pháp, thiết bị sử dụng trong quá trình mô phỏng.

        Mẫu sử dụng để tiến hành thí nghiệm là quả hồi tươi thu gom tại 5 huyện của tỉnh Lạng Sơn: Tràng Định, Cao Lộc, Văn Quan, Văn Lãng, Đình Lập và huyện Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh. Quả không bị thối mốc, còn nguyên cánh, hạt và cuống.

         Để xây dựng quy trình chưng cất tinh dầu hồi trong phòng thí nghiệm nhằm làm nhằm đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chưng cất tinh dầu hồi, ngoài việc sử dụng nguyên liệu quả hồi ở dạng nghiền nhỏ đúng như yêu cầu của ISO cũng như TCVN, nhóm nghiên cứu còn tiến hành thí nghiệm thêm với 2 dạng nguyên liệu là quả Hồi để nguyên và quả Hồi cán dập.

        Hàm ẩm được xác định theo phương pháp tách nước bằng dung môi không cực trên thiết bị Dean-Stark. Dung môi được sử dụng là xylen. Xác định hàm lượng tinh dầu theo ISO 6571 (tương đương với TCVN 7039 – 2002 và Dược điển Việt Nam III). Trong điều kiện phòng thí nghiệm, tốc độ chưng cất được điều chỉnh bằng bộ cảm biến của bếp điện và khoảng cách từ nguồn nhiệt đến đáy bình chưng cất. Tốc độ chưng cất được khống chế trong khoảng từ 1 – 6 ml dịch ngưng / phút.

        Hiệu suất chưng cất được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa hàm lượng tinh dầu thu được theo phương pháp chưng cất hơi nước so sánh với phương pháp trích ly với dung môi Ethanol trong thiết bị Shoxchlet. Để đánh giá mối tương quan giữa nhiệt độ và thời gian chưng cất, nhóm đã tiến hành kiểm tra chưng cất bằng hơi bão hòa với nhiệt độ từ 100-140 độ C.

        Số lượng thí nghiệm lặp lại: 5 thí nghiệm song song.

        3. Kết quả về một số đặc tính của nguyên liệu quả hồi tươi.

        3.1 Hàm ẩm và tỷ lệ khối lượng giữa các bộ phận và khối lượng riêng của quả hồi tươi.

        NoChỉ sốMẫu
        Tràng ĐịnhCao LộcVăn QuanVăn LãngĐình LậpBình Liêu
        1Hàm ẩm, (% khối lượng khô kiệt) Nguyên quả-Cánh- Cuống-Hạt)  85.49- 86.29- 83.24- 79.32  83.30- 84.23- 81.17- 75.89  84.67- 85.50- 83.92- 77.51  82.59- 83.62- 80.62- 74.23 82.41- 83.15- 80.14- 76.78  83.79- 84.74- 82.16- 75.92
        2Tỷ lệ khối lượng các bộ phận của quả tươi (% khối lượng/quả tươi) – Cánh/quả – Cuống/quả – Hạt/quả    85.24- 5.96-8.80    85.52- 5.21-9.27    85.60- 4.98-9.42    85.46- 5.35-9.19    85.15- 5.91-8.94    84.92- 6.02-9.06
        3Khối lượng riêng (g/dm3) – Dạng nguyên quả – Cán dập  653-697  676-734  674-745  669-718  646-693  642-681  
        Bảng 1: Hàm ẩm, tỷ lệ khối lượng giữa các bộ phận và khối lượng riêng của quả hồi tươi tính theo dm3

        Kết luận:

        – Hàm ẩm trong quả Hồi tươi là khá cao, chiếm trung bình 83,70% khối lượng của quả. Bộ phận cánh Hồi có hàm ẩm cao nhất.

        – Trong quả Hồi tươi, khối lượng của bộ phận cánh Hồi là lớn nhất, chiếm từ 84,92 – 85,60%, sau đó đến khối lượng của hạt, chiếm 8,80 – 9,42% và khối lượng của bộ phận cuống là ít nhất, chỉ chiếm từ 4,98 – 6,02% khối lượng của quả tươi.

        – Khối lượng riêng đổ đống của quả Hồi tươi ở dạng cán dập trung bình là 728 g/dm3 , còn của quả Hồi tươi ở dạng để nguyên là 660 g/dm3 .

        (Kỹ thuật viên VIPSEN đang kiểm tra độ quay quang học của tinh dầu)

          3.2 Hàm lượng tinh dầu trong quả hồi khô và tỷ lệ phân bố hàm lượng tinh dầu giữa các bộ phận của quả Hồi.

          Để xác định hàm lượng tinh dầu của quả Hồi sau khi sấy, quả Hồi tươi được sấy cơ bản ở nhiệt độ 50oC, đến khi đạt được độ ẩm tương đối từ 13,0 – 13,5%. Các kết quả thí nghiệm được đưa vào bảng sau:

          NoChỉ sốMẫu
          Tràng ĐịnhCao LộcVăn QuanVăn LãngĐình LậpBình Liêu
          1Hàm lượng tinh dầu (% khối lượng khô) – Của quả tươi – Của cánh tươi – Của cuống tươi – Của hạt tươi    13.36 16.03 5.35 0.52    16.61 20.00 6.09 0.65    16.78 20.21 6.31 0.68    14.57 17.60 5.72 0.58    12.91 15.33 5.21 0.47    12.07 14.61 5.04 0.42
          2Hàm lượng tinh dầu của quả khô sau khi sấy (% khối lượng khô)12.4415.2215.2713.3811.9511.21
          3Tổn thất tinh dầu do sấy (% so với lượng tinh dầu của quả tươi)7.448.379.008.177.447.13
          4Tỷ lệ phân bố tinh dầu giữa các bộ phận của quả tươi (%) – Trong cánh – Trong cuống – Trong hạt    96.71- 2.77- 0.52    97.29- 2.17-0.54    97.49- 1.97-0.54    97.12- 2.33-0.55    96.90- 2.63-0.47    96.77- 2.73-0.50

          Kết luận

          – Hàm lượng tinh dầu của các mẫu là khác nhau.

          – Trong quả Hồi tươi, bộ phận cánh có hàm lượng tinh dầu cao nhất, từ 14,61 – 20,21%, sau đó
          đến bộ phận cuống, từ 5,04 – 6,31% và thấp nhất là hàm lượng tinh dầu trong bộ phận hạt, chỉ từ
          0,42 – 0,68%. Bởi vậy, nếu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất tinh dầu thì không nên loại bỏ
          cuống của quả Hồi.
          – Quá trình sấy đã làm mất đi một lượng tinh dầu từ 7,13 – 9,00 % lượng tinh dầu của quả Hồi.
          Bởi vậy, nếu với mục đích sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất tinh dầu thì không nên tiến hành
          sấy khô quả Hồi.

          – Trong quả Hồi, sự phân bố tinh dầu chủ yếu nằm ở bộ phận cánh Hồi. Trong cuống chỉ chiếm một hàm lượng tinh dầu nhỏ, từ 1,27 – 2,97 % tổng lượng tinh dầu của quả. Còn trong hạt, sự phân bố của tinh dầu là không đáng kể.

          (Phơi khô hoa hồi ở Lạng Sơn)

          3.3 Ảnh hưởng của kích thước xử lý mẫu hồi tươi đến hàm lượng tinh dầu thu được.

          Nhóm nghiên cứu đã tiến hành chưng cất 3 dạng nguyên liệu của quả Hồi tươi: để nguyên, cán dập (giống như trong thực tế sản xuất ở Việt Nam và Trung Quốc) và nghiền nát (đúng như yêu cầu của các tiêu chuẩn về phân tích nguyên liệu thực vật có dầu của ISO, của TCVN, của TAPPI …). Kết quả như sau:

          NoChỉ số Mẫu
          Tràng ĐịnhCao LộcVăn QuanVăn LãngĐình LậpBình Liêu
          1Hàm lượng tinh dầu thu được khi chưng cất nguyên quả tươi (%)  13.3616.6116.7814.5712.9112.07
          Thời gian chưng cất960 phút
          2Hàm lượng tinh dầu thu được khi chưng cất quả tươi cán dập (%)12.4415.2215.2713.3811.9511.21
          Thời gian chưng cất750 phút
          4Hàm lượng tinh dầu thu được khi chưng cất quả tươi nghiền nát (%)  13.4116.5916.8814.5712.9812.06
          Thời gian chưng cất480 phút
          Bảng 3: Ảnh hưởng của kích thước xử lý mẫu đến hàm lượng tinh dầu thu được.

          Từ bảng 3, có thể thấy:

          – Thời gian cất kiệt phụ thuộc vào kích thước xử lý mẫu.
          – Hàm lượng tinh dầu chưng cất được hầu như không phụ thuộc vào kích thước xử lý mẫu quả Hồi

          (Rừng hồi ở Lạng Sơn)

            3.4 Thời gian chưng cất các dạng nguyên liệu quả Hồi khô (để so sánh với nguyên liệu quả hồi tươi)

            Để xác định sự ảnh hưởng của hàm ẩm nguyên liệu đến thời gian chưng cất tinh dầu, nhóm đã tiến hành một số thí nghiệm về thời gian cất kiệt của quả Hồi khô (ở độ ẩm 13,5%)

            Khi tiến hành chưng cất với các dạng nguyên liệu khác khau của quả Hồi khô, thì thời gian chưng cất tỷ lệ thuận với độ lớn của kích thước xử lý mẫu. Thời gian chưng cất của các dạng nguyên liệu quả hồi khô luôn nhanh hơn so với các dạng nguyên liệu của quả Hồi tươi.

            No.Dạng nguyên liệuThời gian cất kiệt (phút)
            1Hồi khô nguyên quả650
            2Hồi khô cán dập480
            3Hồi khô nghiền nhỏ360
            Bảng 4: Thời gian chưng cất và kích thước xử lý quả hồi khô.

            Từ kết quả thu được qua những thí nghiệm đã làm ở trên, nhóm nghiên cứu có được những nhận xét sơ bộ như sau:
            – Nếu để sản xuất tinh dầu thì không cần thiết phải làm khô quả Hồi, vì:
            + Một lượng tinh dầu Hồi sẽ bị thất thoát trong quá trình phơi hoặc sấy khô (khi sấy với một chế
            độ sấy tương đối mềm (50 ± 2oC), thì cũng đã làm mất đi 7,13 – 9,00 % khối lượng tinh dầu có
            trong quả tươi);
            + Hàm ẩm chứa trong quả Hồi tươi là rất cao (82,57 – 85,49 %), nên việc làm khô quả Hồi tươi
            mất khá nhiều  thời gian và tiêu tốn nhiều năng lượng (nếu sấy ở nhiệt độ 50 ± 20C, trong tủ sấy cơ bản có quạt hút, để làm giảm hàm ẩm quả Hồi xuống 13,0 – 13,5%, thì thời gian sấy liên tục là từ 48-52 giờ);
            + Chất lượng tinh dầu Hồi chưng cất từ quả tươi và từ quả khô hoàn toàn không có gì khác biệt
            (về màu sắc, tỷ trọng, chỉ số khúc xạ và điểm đông);
            – Dạng nguyên liệu phù hợp nhất để chưng cất tinh dầu là quả Hồi tươi cán dập. Khi cán dập sẽ
            rút ngắn được thời gian chưng cất và tăng khối lượng riêng đổ đống của nguyên liệu.

              4. Các thông số khác trong quá trình chưng cất tinh dầu hồi trong phòng thí nghiệm

              4.1 Tỷ lệ phù hợp giữa khối lượng nguyên liệu và dung môi (nước)

              Để xác định tỷ lệ khối lượng phù hợp giữa nguyên liệu quả hồi và nước, khối lượng quả
              hồi được quy về khối lượng khô kiệt, còn khối lượng nước được tính bao gồm cả lượng nước cho
              vào bình cất cộng với lượng nước nằm dưới dạng hàm ẩm của nguyên liệu.
              Khối lượng khô kiệt (MNL) của mẫu để thí nghiệm là 50 g; còn khối lượng nước (MH2O,
              kể cả hàm ẩm chứa sẵn trong mẫu) được lấy gấp từ 7 – 13 lần khối lượng mẫu (với các mức cách
              nhau 25 g, bằng 0,5 lần khối lượng mẫu).

              Dạng NLTỷ lệ khối lượng giữa nguyên liệu và dung môi nước (Mmaterial/MH2O)
              1/71/7.51/81/8.51/91/9.51/101/10.51/111/11.51/121/12.51/13
              Quả tươiIVN+++
              Cán dập tươiIVN+++++++
              Nghiền nhỏ tươiIVN+++++++++
              Quả khôIVN+++++++++
              Cán dập khôIVN+++++++++++
              Nghiền nhỏ khôIVN+++++++++++++++
              Bảng 5. Tỷ lệ khối lượng giữa nguyên liệu và dung môi (nước)

              Ý nghĩa các ký hiệu: – là quá ít; – là ít; I là hơi ít; ++ là quá nhiều; + là nhiều; N là hơi
              nhiều; V là vừa phải

              – Với cùng một ẩm độ, kích thước của nguyên liệu càng bé thì lượng dung môi nước cần thiết cho quá trình chưng cất tinh dầu Hồi càng nhỏ;
              – Lượng dung môi nước cần thiết (kể cả hàm ẩm của nguyên liệu) để chưng cất quả Hồi khô luôn
              ít hơn so với chưng cất quả Hồi tươi từ 1,5 lần.

                4.2 Hiệu suất chưng cất

                Trên thực tế việc trích ly tinh dầu từ nguyên liệu thực vật chỉ được tiến hành thí nghiệm
                với các dạng nguyên liệu có kích thước nhỏ. Bởi vậy, để xác định hiệu suất chưng cất tinh dầu
                Hồi bằng dung môi nước so với trích ly bằng Etanol, chúng tôi chỉ triển khai các thí nghiệm với 2 dạng nguyên liệu nghiền nhỏ của quả Hồi tứ quý tươi và khô lấy ở Văn Quan, Lạng Sơn.

                NoChỉ sốNguyên liệu nghiền nhỏ
                TươiKhô
                1Hàm lượng tinh dầu thu được khi chưng  cất với nước (%)16.8815.31
                2Hàm lượng tinh dầu thu được khi trích ly với Ethanol (%)17.3715.70
                3Hiệu suất chưng cất (%)97.297.5
                Bảng 6: Hiệu suất chưng cất

                Hiệu suất thu hồi tinh dầu bằng phương pháp chưng cất với nước đạt từ 97,2 – 97,5 % so
                với khối lượng tinh dầu thu hồi được bằng phương pháp trích ly với Etanol trong thiết bị Shoclet.
                Từ kết quả này, ta có thể khẳng định, việc sử dụng dung môi là nước để chưng cất tinh dầu từ
                nguyên liệu quả Hồi là phù hợp.

                (Hoa hồi khô ở Lạng Sơn)

                  4.3 Thời gian chưng cất tinh dầu Hồi bằng hơi nước bão hòa.

                  NoNhiệt độ chưng cất (oC)Thời gian chưng cất (phút)
                  Quả hồi tươiQuả hồi khô
                  Nguyên quảCán dậpNghiền nhỏNguyên quảCán dậpNghiền nhỏ
                  1100960750480650480360
                  2115940735465630470350
                  3120915710440595455335
                  4125880680415565435315
                  5130840650400535415300
                  6135790625380510400285
                  7140750600360560390270
                  Tỷ lệ thời gian rút ngắn:
                  [(1) – (7)] / (1) (%)
                  10.420.025.013.818.7525.0
                  Bảng 7: Mối tương quan giữa nhiệt độ và thời gian chưng cất

                  Các thang nhiệt độ được chọn là: 115o C, 120oC, 125oC, 130oC, 135oC và 140oC.

                  Nhận xét
                  -Thời gian chưng cất tỷ lệ nghịch với nhiệt độ;
                  -Khi chưng cất tinh dầu Hồi ở nhiệt độ 140oC bằng hơi bão hòa, thời gian chưng cất được rút
                  ngắn từ 10,40% ở dạng nguyên quả tươi đến 25,00% ở dạng nghiền nhỏ so với thời gian chưng
                  cất ở áp suất thường (100oC).

                    5. Quy trình chưng cất tinh dầu Hồi tối ưu trong phòng thí nghiệm.

                    Nội dung các bước tiến hành:
                    Xử lý nguyên liệu
                    Sau khi lấy về, quả Hồi phải được xử lý sơ bộ, nhằm loại bỏ các tạp chất cơ học chứa lẫn như lá, cành vụn, vỏ cây, đất cát …(không nên loại bỏ cuống của quả Hồi, vì cuống quả Hồi có chứa một hàm lượng tinh dầu khá cao, từ 5,49 – 6,01 %).
                    Cán dập
                    Sau khi xử lý, nguyên liệu quả Hồi dùng để chưng cất nên được cán dập. Công việc cán dập quả Hồi sẽ được thực hiện trên máy cán 2 lu, khống chế khe hở giữa 2 lu quay từ 3,0 – 3,5 mm.
                    Chưng cất
                    Các thông số của quá trình chưng cất tinh dầu là đặc tính riêng của từng loại thiết bị thí nghiệm được sử dụng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất. Các thông số của quá trình chưng cất tinh dầu Hồi trong phòng thí nghiệm (bằng thiết bị đã nói ở trên) được xác định như sau:
                    · Tỷ lệ khối lượng giữa quả hồi và nước: MNL / MN = 8,5 -11,5, phụ thuộc vào dạng nguyên
                    liệu sử dụng;
                    · Tốc độ chưng cất: 3 ml dịch ngưng / phút đối với dạng nguyên liệu nghiền mịn; 4 ml dịch
                    ngưng / phút đối với dạng nguyên liệu cán dập và 5 ml dịch ngưng / phút đối với dạng
                    nguyên liệu để nguyên quả;
                    · Thời gian chưng cất: 960 phút đối với quả tươi nguyên quả, 750 phút đối với quả tươi cán
                    dập, 480 phút đối với quả tươi nghiền nhỏ và quả khô cán dập, 650 phút đối với quả khô
                    nguyên quả, và 360 phút đối quả khô nghiền mịn. Còn khi chưng cất bằng hơi nước bảo hòa ở 1400C, thời gian cất kiệt được rút ngắn từ 10,40 – 25,00 % so với thời gian cất kiệt ở áp suất
                    thường (1000C);
                    · Hiệu suất chưng cất: đạt từ 97,2 – 97,5% so với khối lượng tinh dầu Hồi thu được khi trích ly với dung môi Ethanol.
                    Xử lý sản phẩm tinh dầu:
                    Tinh dầu Hồi thu được trong quá trình chưng cất vẫn còn chứa lẫn một ít nước. Mặc dù với
                    hàm lượng không đáng kể, nhưng nước sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của tinh dầu Hồi.
                    Bởi vậy sau khi chưng cất xong, tinh dầu Hồi phải được khử bỏ nước bằng cách để ổn định trong 1 ngày, tách bỏ lớp nước phía dưới. Để dễ dàng hơn cho quá trình phân lớp, có thể cho thêm một ít muối ăn để làm tăng tỷ trọng của nước còn lẫn trong tinh dầu. Tách bỏ lớp nước phía dưới. Lớp tinh dầu còn lại phía trên vẫn còn chứa lẫn một lượng nước rất ít và sẽ được khử bỏ nốt bằng cách xử lý với sulphat natri khan trong bình khử.

                    (Chiết xuất tinh dầu Hồi tại nhà máy VIPSEN)

                    6. Tinh dầu hồi sản xuất tại VIPSEN

                    VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu và sản xuất tinh dầu tự nhiên hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm tinh dầu được sản xuất theo phương pháp tiên tiến, đạt chất lượng cao với 100% thành phần tự nhiên, không có chất phụ gia hay có sự pha trộn.

                    Sản phẩm tinh dầu hồi được VIPSEN sản xuất từ nguồn nguyên liệu chọn lọc, từ những vùng trồng nguyên liệu nổi tiếng tại Việt Nam như Lạng Sơn, Cao Bằng… Quy trình sản xuất từ khâu gieo trồng, thu hoạch nguyên liệu cho đến sản xuất, bảo quản thành phẩm luôn được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Sản phẩm tinh dầu hồi của VIPSEN không những được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

                    Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

                    SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086

                    Email: Info@Vipsen.vn

                    Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

                    Địa chỉ nhà máy tinh dầu: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

                    Địa chỉ nhà máy chế biến gia vị nông sản: Thủ Độ, An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

                    Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

                    Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

                    Bài viết liên quan

                    15 08
                    Tin thị trường/Tin khoa học Tin thị trường/Tin khoa học
                    Giá tinh dầu quế trên thị trường đang ở mức thấp nhất trong năm
                    11 03
                    Nông sản gia vị
                    Công dụng của gừng
                    22 10
                    Tin thị trường/Tin khoa học
                    Có nên sử dụng son handmade không?
                    22 10
                    Tin thị trường/Tin khoa học
                    Tinh dầu và các cấp độ của tinh dầu
                    22 10
                    Tin thị trường/Tin khoa học
                    Mua tinh dầu giá sỉ uy tín tại VIPSEN