Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ văn phòng: D7-TT9 KĐT Xuân Phương Tasco, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Tinh dầu & Dầu

Cây Dừa Việt Nam: Tài Nguyên Thiên Nhiên Vô Giá với Giá Trị Kinh Tế và Sinh Thái Cao

29/11/2024 vipsen

Cây dừa (Cocos nucifera L.) là biểu tượng của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tại Việt Nam, không chỉ mang lại giá trị kinh tế vượt trội mà còn gắn liền với văn hóa và đời sống người dân. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu dừa lớn trên thế giới. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin khoa học, giá trị về cây dừa Việt Nam, từ đặc điểm sinh học, giá trị kinh tế đến định hướng phát triển bền vững.

1. Giới Thiệu Chung Về Cây Dừa Việt Nam

Cây dừa được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và là một trong những loại cây quan trọng nhất tại Việt Nam. Với hơn 175.000 ha diện tích trồng dừa, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về sản xuất dừa, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, và Tiền Giang. Cây dừa xuất hiện trong nhiều thơ ca, tục ngữ, ca dao, trở thành hình ảnh quen thuộc của làng quê Nam Bộ. Không chỉ có vậy, cây dừa xuất hiện nhiều trong các tác phẩm hội hoạ, tranh dân gian, đồ thủ công nghệ… trở thành hình ảnh quen thuộc tôn vinh lên vẻ đẹp bình dị của vùng quê sông nước.

Trong đó, Bến Tre được mệnh danh là “thủ phủ dừa” với hơn 80.000 ha trồng dừa, chiếm khoảng 42% diện tích dừa toàn quốc.  Tại Bến Tre, cây dừa trở thành biểu tượng văn hoá và được tôn vinh trong nhiều dịp lễ hội.

Rừng dừa Bến Tre (Nguồn: Báo Tài Nguyên Môi Trường)

2. Đặc Điểm Sinh Học Của Cây Dừa

2.1 Phân Loại Thực Vật:
  • Tên khoa học: Cocos nucifera L.
  • Họ thực vật: Arecaceae (họ Cau) là một họ thực vật đơn lá mầm lớn, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các loài trong họ Cau có thân gỗ dạng trụ, thường không phân nhánh. Quả của họ Cau đa dạng, phổ biến là quả hạch (dừa) hoặc quả mọng (chà là). Nhiều loài thuộc họ này có giá trị kinh tế và sinh thái quan trọng như dừa (Cocos nucifera), chà là (Phoenix dactylifera), cọ dầu (Elaeis guineensis), và thốt nốt (Borassus flabellifer).
  • Vòng đời: 60-80 năm, giai đoạn khai thác kinh tế tốt nhất từ năm thứ 6-40.
2.2 Đặc Điểm Thực Vật:
  • Thân: Thân đơn, thẳng đứng, có thể cao  15-30 m, đường kính thân 20-30 cm giữ nguyên từ giai đoạn trưởng thành (do thân không có mô phát triển chiều ngang). Thân cây xù xì do vết tích của bẹ lá để lại trong quá trình sinh trưởng.
  • Lá: Lá dạng kép hình lông chim, dài 4-6 m, gồm trục chính và nhiều lá chét mọc đối xứng. Cây dừa trưởng thành mang 20-30 lá.
  • Hoa: Mọc thành cụm lớn, mọc ở nách lá, đơn tính gồm hoa đực và hoa cái lớn hơn trên cùng một cây. Hoa cái phát triển thành quả với tỷ lệ đậu quả từ 10 – 50% tùy thuộc vào giống và điều kiện sinh trưởng.
  • Quả: Quả dừa là loại quả hạch, gồm 3 lớp: vỏ ngoài (màu xanh hoặc vàng), xơ dừa, và vỏ cứng bao bọc phần cơm và nước dừa.

Hoa Dừa (Nguồn: Báo Công An)

3. Đặc điểm và điều kiện sinh trưởng.

3.1 Đặc điểm sinh trưởng:
  • Giai đoạn cây con (0-3 năm): Cây tập trung vào phát triển rễ và thân.
  • Giai đoạn trưởng thành (4-6 năm): Bắt đầu ra hoa và cho quả.
  • Giai đoạn khai thác kinh tế (6-40 năm): Cây đạt năng suất cao nhất về số lượng và chất lượng quả.
  • Giai đoạn lão hóa (trên 40 năm): Năng suất giảm dần, cây có thể chết nếu không được chăm sóc tốt.
3.2 Điều kiện sinh trưởng:
  • Ánh sáng: Dừa là cây ưa sáng, cần ánh sáng mạnh và đều.
  • Nhiệt độ: Thích hợp trong khoảng 27-32°C. Nhiệt độ dưới 15°C hoặc trên 40°C có thể gây tổn thương cây.
  • Đất: Dừa ưa đất cát hoặc đất pha cát ven biển, đất phù sa ven sông giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
  • Nước: Lượng mưa lý tưởng từ 1.500-2.500 mm/năm. Trong điều kiện khô hạn, cần tưới bổ sung.
3.3 Cách chăm sóc.
  • Bón phân: Bón phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh) kết hợp với phân hóa học chứa NPK (Nitơ, Photpho, Kali) để tăng năng suất.
  • Tưới tiêu: Đảm bảo tưới đủ nước trong mùa khô. Tuy nhiên, cây không chịu được ngập úng kéo dài.
  • Phòng trừ sâu bệnh: phòng trừ sâu hại như bọ dừa (Brontispa longissima), đuông dừa (Rhynchophorus ferrugineus). phòng bệnh hại: Thối ngọn dừa, nấm Fusarium gây héo lá.

Cây dừa Bến Tre

4. Giá Trị Kinh Tế Của Cây Dừa

Các bộ phận của cây dừa đều mang đến những sản phẩm có giá trị kinh tế cao:

  • Quả dừa:

Nước dừa: Sử dụng làm nước giải khát và nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm.

Cơm dừa: Dùng sản xuất dầu dừa, bột dừa, và nước cốt dừa.

  • Xơ dừa:

Chế tạo dây thừng, thảm xơ, và vật liệu cách âm.

  • Thân dừa:

Làm gỗ xây dựng và đồ thủ công mỹ nghệ.

  • Lá dừa:

Sử dụng làm mái lợp, chổi, và các sản phẩm truyền thống.

Kim ngạch xuất khẩu dừa Việt Nam đạt hàng trăm triệu USD mỗi năm. Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm: dừa tươi, nước dừa đóng hộp, cơm dừa nạo sấy, dầu dừa, than hoạt tính từ gáo dừa… Các sản phẩm được xuất khẩu tới các thị trường lớn như Trung Quốc, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, và châu Âu.

Kết Luận

Cây dừa không chỉ là nguồn tài nguyên nông nghiệp quan trọng mà còn là biểu tượng của sự bền vững và sáng tạo. Với tiềm năng kinh tế, giá trị sinh thái và định hướng phát triển bền vững, cây dừa Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Dầu dừa được sản xuất tại VIPSEN

5. Dầu dừa VIPSEN.

Dầu dừa do VIPSEN sản xuất được làm từ nguồn nguyên liệu dừa tươi chất lượng cao tại Bến Tre, vùng đất nổi tiếng là “thủ phủ dừa” của Việt Nam. Đây là sản phẩm tuyệt vời với hàm lượng acid béo cao cùng những vitamin, dưỡng chất có lợi cho cơ thể người. Dầu dừa VIPSEN hiện được ứng dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm, chăm sóc cá nhân và thực phẩm. 

Quy trình chế biến nguyên liệu và sản xuất được thực hiện trong môi trường khép kín, hiện đại, dưới sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm. Nhờ đó, dầu dừa VIPSEN không chỉ đảm bảo độ tinh khiết mà còn giữ trọn các dưỡng chất tự nhiên, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và nhu cầu khắt khe của thị trường, đặc biệt trong ngành mỹ phẩm, chăm sóc cá nhân và thực phẩm đồ uống.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat/Kakao Talk/LINE/Skype/Viber: +84 868 855 086

Email:  Info@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ xưởng tinh dầu: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Địa chỉ xưởng sản xuất nông sản: Thủ Độ, An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan

11 10
15 08
Tin thị trường/Tin khoa học Tin thị trường/Tin khoa học
Giá tinh dầu quế trên thị trường đang ở mức thấp nhất trong năm
25 06
11 03
Nông sản gia vị
Công dụng của gừng
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Có nên sử dụng son handmade không?
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Tinh dầu và các cấp độ của tinh dầu
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Mua tinh dầu giá sỉ uy tín tại VIPSEN