
Gấc: đặc điểm hình thái, sinh trưởng và ứng dụng


Cây gấc (Tên khoa học: Momordica cochinchinensis) là một loài thực vật đặc trưng của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt phổ biến tại Việt Nam. Gấc mang giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu cao nhờ vào hàm lượng beta-carotene, lycopene cùng lượng dồi dào các chất béo có lợi. Bài viết này sẽ tập trung vào đặc điểm hình thái của gấc, cũng như cách cây gấc phát triển trong môi trường khí hậu Việt Nam và những ứng dụng trong các ngành công nghiệp.

1. Đặc điểm hình thái của gấc
Cây gấc là một loài dây leo thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), phát triển mạnh ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, nơi có độ ẩm cao và nhiều ánh sáng.
- Thân cây:
Gấc là cây thân leo, có thể đạt chiều dài từ 10 đến 15 mét. Thân cây có màu xanh đậm, mềm, với các tua cuốn giúp cây bám vào giàn hoặc cây cối khác để phát triển. Cây thường có tốc độ sinh trưởng nhanh nếu điều kiện thổ nhưỡng và môi trường thuận lợi.
- Lá:
Lá gấc có màu xanh tươi, hình chân vịt với 3-5 thùy. Các lá mọc xen kẽ trên thân cây, kích thước khá lớn với chiều dài khoảng 8-20 cm. Bề mặt lá có lông nhỏ, mỏng, giúp cây tránh mất nước trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Hoa:
Cây gấc có hai loại hoa: hoa đực và hoa cái, và là loài thực vật đơn tính khác gốc (dioecious), nghĩa là mỗi cây chỉ mang hoa đực hoặc hoa cái. Hoa có màu vàng nhạt, hoa đuwjc mọc thành chùm còn hoa cái mọc đơn lẻ. Đường kính của hoa khoảng 5-10 cm. Hoa đực thường có mùi thơm nhẹ, thu hút các loài côn trùng thụ phấn tự nhiên. Thụ phấn chéo là yếu tố cần thiết để cây gấc ra quả.
- Quả gấc
Quả gấc có dạng hình cầu hoặc hơi bầu dục, với đường kính từ 15-20 cm. Khi chín, quả có màu đỏ cam rực rỡ và bề mặt có gai nhỏ mềm. Phía trong quả là lớp thịt vàng nhạt và phần màng đỏ bao quanh hạt. Phần màng đỏ này chính là phần giàu dinh dưỡng nhất của quả gấc. Hạt gấc có hình dẹt, màu nâu đen, và được bao bọc bởi lớp màng đỏ.
2. Đặc điểm sinh trưởng của cây gấc
Cây gấc là loại cây lâu năm, thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm và ánh sáng đầy đủ. Cây sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa xuân và mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng.
- Nhiệt Độ và Ánh Sáng
Cây gấc ưa thích nhiệt độ trong khoảng 25°C đến 35°C, môi trường lý tưởng cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Cây cũng cần ánh sáng mạnh, tuy nhiên, có thể chịu được bóng râm một phần. Việc cung cấp đủ ánh sáng giúp cây quang hợp tốt và tăng khả năng ra hoa, đậu quả.
- Đất Trồng
Cây gấc phát triển tốt trên loại đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt và độ pH lý tưởng từ 5.5 đến 6.5. Đất quá khô hoặc ngập úng có thể làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cây. Ngoài ra, cây gấc cần được cung cấp đủ độ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng.
- Chu Kỳ Phát Triển
Cây gấc mất khoảng 6-8 tháng từ khi gieo hạt đến khi ra hoa và bắt đầu kết quả. Quả gấc chín sau khoảng 5-6 tháng kể từ khi hình thành. Thông thường, mùa thu hoạch gấc tại Việt Nam diễn ra từ tháng 11 đến tháng 1.
Gấc là loại cây lâu năm, tuổi thọ trung bình từ 10 đến 15 năm nếu được chăm sóc tốt. Trong những năm đầu, cây phát triển tốt và cho năng suất cao. Tuy nhiên, sau khoảng 8-10 năm, năng suất cây sẽ giảm dần.

3. Phương pháp gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch
Tại Việt Nam, các được trồng ở nhiều tỉnh. Tuy nhiên nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, gấc được trồng nhiều nhất tại các tỉnh như: Tuyên Quang, Hưng Yên, Hải Dương, Hoà Bình, Ninh Bình, Nam Định, Tiền Giang. Một số đặc điểm về phương pháp gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch phổ biến như sau:
- Gieo trồng
Cây gấc chủ yếu được trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên phương pháp gieo phổ biến hơn nhờ giúp cây phát triển mạnh, cho năng suất tốt và tuổi thọ lâu.
Sau khoảng 10-15 ngày, hạt sau khi gieo sẽ nảy mầm. Cây sẽ sinh trưởng tốt nếu đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và không bị ngập úng.
Do gấc là cây leo, tại Việt Nam, gấc được trồng bằng giàn hoặc hàng rào để cây leo và phát triển.
- Chăm sóc
Cây gấc được đánh giá là loài cây dễ chăm sóc. Để cây phát triển tốt cần chú ý các yếu tố:
– Nước: Cần tưới nước đều đặn, đặc biệt trong giai đoạn phát triển và ra quả. Đồng thời đảm bảo thoát nước tốt.
– Ánh sáng: Cây cần đầy đủ ánh sáng mặt trời, do vậy giàn hay hàng rào dựng lên cho cây leo cần đảm bảo độ cao, độ thoáng để cây có được lượng ánh sáng tốt nhất.
– Phân bón: sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục. Bón lót khi gieo trồng và bón thúc định kỳ khi cây sinh trưởng, ra hoa và ra quả.
– Cắt tỉa: Thường xuyên cắt tỉa cành già, cành bị sâu bệnh hay cành quá dày để cây phát triển thông thoáng.
– Phòng trừ sâu bệnh: Cây gấc ít bị sâu bệnh, tuy nhiên vẫn cần theo dõi thường xuyên và phòng trừ sớm các bệnh sâu đục quả, nấm, bệnh phấn trắng…
- Thu hoạch
Cây gấc thông thường cho một vụ thu hoạch chính trong năm, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Đây là thời điểm quả gấc chín rộ và có chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc tốt, cây gấc có thể cho thêm vụ thu hoạch với sản lượng ít hơn vào tháng 5 đến tháng 6.
Cây gấc trưởng thành cho năng suất từ 30-50 quả mỗi vụ, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc và môi trường. Trọng lượng mỗi quả từ 1.5-3kg.

4. Ứng dụng của gấc
Gấc không chỉ là một loại thực phẩm bổ sung truyền thống ở Việt Nam mà còn có ứng dụng quan trọng trong ngành công nghiệp dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Các bộ phần của quả gấc đều có giá trị sử dụng như sau:
- Màng đỏ quanh hạt (Aril)
Màng đỏ bao quanh hạt là phần có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong quả gấc. Phần này chứa lượng lớn beta-carotene, lycopene, và các axit béo không bão hòa (omega-3, omega-6, omega-9). Các ứng dụng của màng đỏ bao gồm:
– Chiết xuất dầu gấc:
Dầu gấc được chiết xuất từ màng đỏ và có chứa nhiều chất chống oxy hóa, và chất dinh dưỡng, vitamin… Dầu gấc được ứng dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và dược phẩm. Dầu gấc giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và chăm sóc da hiệu quả.
– Thực phẩm chức năng
Màng đỏ có thể được sấy khô và chế biến thành các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, nhờ hàm lượng beta-carotene và lycopene cao, hỗ trợ thị lực và sức khỏe tổng thể.
- Hạt gấc
Hạt gấc có chứa một số hợp chất được ứng dụng trong dược liệu. Trong y học cổ truyền Việt Nam, hạt gấc được sử dụng để chữa trị vết thương, mụn nhọt, giảm đau và chống viêm. Hạt thường được nghiền thành bột và sử dụng điều trị các vết thương ngoài da, sưng đau…, tuy nhiên không được sử dụng để uống do có độc tính.
- Vỏ quả gấc
Vỏ quả gấc dày và có màu đỏ cam khi chín. Tuy vỏ không được sử dụng phổ biến trong ẩm thực hay dược liệu, nhưng có một số ứng dụng như làm phân bón hữu cơ và chiết xuất dầu dùng cho mỹ phẩm.
- Thịt quả gấc.
Phần thịt quả có màu vàng nhạt, nằm giữa lớp vỏ và màng đỏ bao quanh hạt. Tuy không giàu dưỡng chất như màng đỏ, thịt quả gấc vẫn có giá trị trong một số ứng dụng:
Thực phẩm: Thịt quả gấc thường được sử dụng trong các món ăn truyền thống như xôi gấc, mang lại màu sắc đẹp mắt và một số dưỡng chất có lợi.
Chế biến thực phẩm: Phần thịt quả có thể được nghiền nhỏ, làm sinh tố hoặc nước ép, mang lại một hương vị đặc trưng và bổ sung dinh dưỡng cho các món ăn.
Kết luận: Nhờ giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao, cây gấc đang trở thành một nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế lớn tại Việt Nam. Các sản phẩm từ gấc như dầu gấc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm đang ngày càng phổ biến trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, ngành công nghiệp chiết xuất dầu gấc và sản phẩm từ gấc đang có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp.

5. Dầu gấc sản xuất tại VIPSEN
Dầu gấc VIPSEN là sản phẩm nổi bật với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, đặc biệt chứa lycopene trên 4000ppm và beta-carotene trên 2000ppm, hai chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và cải thiện thị lực. Sản phẩm còn giàu axit béo không bão hòa omega-6, omega-9, và tiền chất omega-3, giúp tăng cường sức khỏe toàn diện. Quy trình sản xuất dầu gấc tại VIPSEN được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ ổn định các thành phần dinh dưỡng, hương vị và màu sắc tự nhiên. VIPSEN còn cung cấp dịch vụ R&D chuyên nghiệp, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ dầu gấc theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng ổn định và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Nhà máy sản xuất và sản phẩm của VIPSEN đạt chứng chỉ GMP, HACCP, ISO22000 và tuân thủ mọi tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thế giới.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat/Kakao Talk/LINE/Skype/Viber: +84 868 855 086
Email: Info@Vipsen.vn
Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ xưởng tinh dầu: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng sản xuất nông sản: Thủ Độ, An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn
Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN