

Lạng Sơn đẩy mạnh việc mở rộng diện tích hồi hữu cơ – cơ sở cho sự phát triển nông lâm nghiệp bền vững của tỉnh


Hiện tỉnh Lạng Sơn đã có 720ha hồi được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, tập trung chủ yếu ở huyện Chi Lăng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn.
Nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cây hồi đã dần được nâng cao. Người dân đã chú trọng hơn đến việc chăm sóc, bón phân cho cây hồi, nắm được quy trình sản xuất, chăm sóc theo tiêu chuẩn hữu cơ, giúp cây sinh trưởng tốt, giảm tỷ lệ sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng hồi. Đồng thời tạo tiền đề để nhân rộng vùng nguyên liệu hồi hữu cơ, hướng tới đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu lớn, từ đó giúp tăng giá trị sản phẩm hồi Lạng Sơn.

Từng bước chuyển mình sang sản xuất hồi hữu cơ
Hiện nay, toàn tỉnh Lạng Sơn có hơn 43.000ha hồi, chiếm khoảng 70% diện tích hồi cả nước. Trong đó, hơn 28.000ha hồi đang cho thu hoạch ổn định, sản lượng hoa hồi khô đạt tới 16.000 tấn/năm, giá trị ước đạt 1.700 tỷ đồng/năm. Tiềm năng và giá trị kinh tế cây hồi mang lại rất lớn.
Tuy nhiên, trước đây do tập quán thu hái truyền thống, không đầu tư chăm sóc, đã dẫn đến tình trạng cây hồi suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh, không có quả, hoặc ra hoa nhưng đậu quả rất ít. Vì vậy, đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của bà con các vùng trồng hồi.
Trước tình trạng của thực tiễn của sản xuất, các ngành chuyên môn tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp để phục hồi cây hồi và kéo dài thời gian khai thác, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu phục vụ chế biến và xuất khẩu.
Hoàng Văn Thụ là một trong 2 xã của huyện Bình Gia (Lạng Sơn) thực hiện mô hình “Ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật để khôi phục và phát triển cây hồi” do Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện triển khai. Theo đó, 30 hộ dân của xã đã tham gia thực hiện mô hình với diện tích 40ha hồi.
Các hộ tham gia đều được chuyển giao quy trình trồng, chăm sóc cây hồi và được hỗ trợ phân bón hữu cơ. Sau 3 năm áp dụng biện pháp bón phân hữu cơ vi sinh và phòng trừ sâu bệnh bằng chế phẩm tự nhiên, kết quả đem lại rất tích cực, cây hồi phát triển tốt hơn, lá xanh đậm, hạn chế được sâu bệnh, sai quả hơn so với các rừng hồi không áp dụng kỹ thuật ở ngay khu vực liền kề.

Nhiều kết quả khả quan
Cây hồi sau khi được chăm bón phân hữu cơ vi sinh đã hạn chế quá trình rụng hoa, rụng quả, giúp cải thiện mẫu mã quả, tăng trọng lượng quả, góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế sản phẩm hồi.
Năng suất hồi trong mô hình cao hơn 20 – 30% do được bổ sung phân bón hữu cơ vào các thời điểm nuôi quả. Tỷ lệ cây sai hoa, quả trên 60%; mỗi cây cho thu hoạch 32,5kg quả, năng suất ước đạt 1,3 tấn/ha.
Cùng với việc cải tạo, chăm sóc nhằm tăng năng suất, chất lượng hoa hồi, Lạng Sơn cũng xây dựng, mở rộng các diện tích hồi sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, bền vững. Hiện nay, huyện Văn Quan đã có khoảng 400ha cây hồi được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Từ năm 2019 đến nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn đã hỗ trợ thực hiện 4 mô hình sản xuất hồi theo tiêu chuẩn hữu cơ; tổ chức 4 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho các hộ dân tham gia mô hình.
Từ những mô hình do nhà nước hỗ trợ, chương trình áp dụng các giải pháp sản xuất trên cây hồi đã từng bước lan tỏa rộng rãi, hình thành nên các vùng sản xuất hồi hữu cơ, nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu chế biến và xuất khẩu. Hiện tỉnh Lạng Sơn đã có 720ha hồi được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, tập trung chủ yếu ở huyện Chi Lăng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ luôn nằm trong định hướng và chiến lược phát triển của VIPSEN bởi tiềm năng thị trường và tính bền vững mà nông nghiệp hữu cơ mang lại. Hiện tại VIPSEN đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm hồi như hoa hồi, bột hồi, tinh dầu hồi… với quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Đặc biệt sản phẩm tinh dầu hồi của VIPSEN được biết đến với chất lượng vượt trội và ổn định, sản lượng lớn cùng giá cả cạnh tranh.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat/Kakao Talk/LINE/Skype/Viber: +84 868 855 086
Email: Info@Vipsen.vn
Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ xưởng tinh dầu: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng sản xuất nông sản: Thủ Độ, An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn
Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN