Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ văn phòng: D7-TT9 KĐT Xuân Phương Tasco, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Tin thị trường/Tin khoa học

Lào Cai định hướng phát triển cây quế bền vững gắn với xây dựng thương hiệu địa phương

15/10/2024 vipsen
NỘI DUNG BÀI VIẾTToggle Table of ContentToggle

Nhờ phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý và bảo vệ rừng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, Lào Cai đang có vùng nguyên liệu quế đứng thứ hai cả nước với gần 60.000ha; quế trở thành một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh.

Cây quế đã mang lại những đổi thay tích cực cho cuộc sống của người dân, diện mạo nhiều vùng khó khăn tại tỉnh đã thay đổi.

(Rừng quế ở Lào Cai)

Cây quế đang thay đổi cuộc sống của người dân

Xã Xuân Hòa có diện tích quế lớn nhất huyện Bảo Yên  (3.256ha), chiếm hơn 80% diện tích cây trồng trên địa bàn. Đời sống người dân cũng khấm khá hơn trước nhờ trồng quế. Cây quế đã được người dân chủ động đưa vào trồng ở nhiều xã khác, đưa Bảo Yên  trở thành địa phương có diện tích quế lớn nhất tỉnh Lào Cai.

Quế là cây trồng dài ngày nên để “lấy ngắn nuôi dài”, nhiều gia đình trồng xen với sắn trong 2 năm đầu khi quế còn nhỏ. Từ năm thứ 3 trở đi, quế đã lên cao, phát triển tốt, sẽ bắt đầu tỉa cành, lá. Từ năm thứ 5 cho thu nhập trên dưới 50 triệu đồng/ha từ bán cành, lá. Với giá bán là 1.500 – 2.000 đồng/kg cành, lá, gần 50.000 đồng/kg quế vỏ, 1.100.000 đồng/m3 gỗ quế, với chu kỳ hơn 10 năm, 1ha quế cho thu 700 triệu đồng  đến 1 tỷ đồng.

Đến nay, Lào Cai đã áp dụng lồng ghép các chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất lâm nghiệp của Trung ương, cũng như ban hành hệ thống chính sách của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất. Toàn tỉnh phát triển được gần 60.000 ha quế. Diện tích quế đã thành rừng là 36.362,4 ha, diện tích chưa thành rừng 21.396,4 ha. Vùng trồng quế tập trung được xác định tại 4 huyện: Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà với diện tích 51.279 ha (chiếm 88,78% diện tích quế toàn tỉnh). Chưa kể, nhiều diện tích được người dân trồng mới tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, TP. Lào Cai và TX. Sa Pa.

(Vườn quế cây non tại Lào Cai)

Diện tích vùng nguyên liệu quế của Lào Cai sẽ tiếp tục tăng. Diện tích quế đến tuổi trưởng thành cũng tăng từng năm, dự báo sản lượng khai thác sẽ tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2026-2030. Dự kiến, từ năm 2024 – 2030, mỗi năm Lào Cai có trên 4.000ha quế đến tuổi được khai thác trắng và khoảng 10.000ha quế trong giai đoạn tỉa thưa. Sản lượng khai thác dự kiến trên 40.000 tấn/năm vỏ khô, 350.000 tấn cành, lá và khoảng 210.000m3 gỗ, ước sản lượng tinh dầu quế đạt 1.600 – 2.000 tấn/năm.

Sản xuất theo chuỗi, hướng đến sản phẩm chất lượng cao

Hiện tại trên toàn tỉnh có hệ thống cơ sở chế biến gồm 9 công ty và 1 hợp tác xã sản xuất tinh dầu quế. Công suất thiết kế của các cơ sở chế biến dao động từ 60-120 tấn tinh dầu quế/năm/nhà máy. Tinh dầu cơ bản áp dụng công nghệ chiết xuất bằng lò hơi. Trung bình sản lượng tinh dầu quế của tỉnh đạt trên 450 tấn/năm.

Việc thu mua nguyên liệu chiết xuất tinh dầu (cành, lá quế) thông qua hệ thống 20 cơ sở thu mua nhỏ lẻ của các công ty, doanh nghiệp tại địa phương. Trên địa bàn tỉnh còn có 3 doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm vỏ quế, 3 hợp tác xã và 1 cơ sở thu mua, chế biến vỏ quế thành các sản phẩm: quế thanh, bột quế, quế ống sáo… để xuất khẩu.

(Kho quế tại một nhà máy quế ở Lào Cai, Việt Nam)

Hiện tại thị trường chính xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ vỏ quế là Ấn Độ, Trung Đông. Đây đều là những sản phẩm thô cung cấp cho những thị trường dễ tính. Để có sản phẩm cao cấp chinh phục được những thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… với giá bán tăng 20-30% so với sản phẩm thô, các doanh nghiệp đang tiếp tục liên kết với các hộ dân mở rộng vùng nguyên liệu quế hữu cơ bằng cách hỗ trợ bà con cây giống đạt chuẩn, tập huấn quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, đầu tư kinh phí làm chứng chỉ hữu cơ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá cao hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có kế hoạch mở rộng nhà xưởng, đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất để đi vào chế biến sâu, nâng cao giá trị các sản phẩm từ quế.

Lào Cai đã quy hoạch vùng nguyên liệu, chú trọng phát triển vùng trồng quế bền vững theo tiêu chuẩn hữu cơ có truy xuất nguồn gốc sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu quế, từng bước vươn ra thị trường thế giới, đưa mặt hàng quế trở thành nông sản xuất khẩu chính của tỉnh.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat/Kakao Talk/LINE/Skype/Viber: +84 868 855 086

Email:  Info@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ xưởng tinh dầu: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Địa chỉ xưởng sản xuất nông sản: Thủ Độ, An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan

11 10
15 08
Tin thị trường/Tin khoa học Tin thị trường/Tin khoa học
Giá tinh dầu quế trên thị trường đang ở mức thấp nhất trong năm
25 06
11 03
Nông sản gia vị
Công dụng của gừng
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Có nên sử dụng son handmade không?
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Tinh dầu và các cấp độ của tinh dầu
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Mua tinh dầu giá sỉ uy tín tại VIPSEN