Khai mở hương vị cuộc sống giúp con người đến gần với thiên nhiên

Địa chỉ: 514/53/9 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Tinh dầu sả JAVA

Thông tin sản phẩm
  • CAS : 8000-29-1
  • Tên khoa học : Cymbopogon winterianus
  • Mùi vị, màu sắc : Mùi tươi mát đặc trưng, màu vàng nhạt đến vàng đậm
  • Xuất xứ : Việt Nam
  • Phương pháp chiết xuất : Chưng cất hơi nước
  • Thành phần chính : Citronella, Citronellol, Geraniol
  • Sản lượng hàng năm : 500 Tấn/ Năm
  • Mùa vụ thu hoạch : Quanh năm
Mô tả sản phẩm

VÙNG NGUYÊN LIỆU

Sả java hay còn gọi là sả dầu, sả đỏ. Sả được trồng nhiều ở các tỉnh Tuyên Quang, Điện Biên, Hòa Bình, Đắc Lắc. Củ sả có màu tím nhạt bên ngoài, thường nhỏ củ hơn sả chanh. Hàm lượng dầu trong lá sả java vào khoảng 0.8-1.5%

KỸ THUẬT TRỒNG SẢ JAVA

Sả java được nhân rộng bằng cách trồng những tép sả nhỏ, già. Nên chọn đất có khả năng thoát nước tốt. Khoảng cách giữa các luống sả khoảng 60cm, không nên cách thưa quá sẽ tạo điều kiện cho cỏ lan rộng; cũng không nên trồng mau quá sẽ làm cây phát triển chậm. 

Sau khi trồng, cung cấp đủ nước để cây nhanh bén rễ. Tỉa hoặc trồng bù cho đúng khoảng cách. Cây được 3-4 tháng tuổi bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên bằng cách cắt toàn bộ phần lá trên mặt đất (chừa lại phần thân củ khoảng 10cm). Các lứa sau thu hoạch sau mỗi 45 ngày. Sau khoảng 3-4 năm thì bắt đầu trồng lại. 

THU HOẠCH

Cây sả sau khi trồng được khoảng 3-4 tháng thì bắt đầu cắt lá thu hoạch. Sau đó tiếp tục cho thu hoạch sau mỗi 45 ngày. Một năm, có thể thu được 5-6 vụ lá. Mỗi hecta trồng sả có thể thu được 10-15 tấn lá/ hecta/ năm. Sả java không kén đất, có thể phát triển tốt cả ở nơi đất cằn cỗi, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên đã trở thành cây phủ xanh đồi thấp và mang lại hiệu quả kinh tế gấp 2-3 lần trồng ngô, sắn.

CHƯNG CẤT TINH DẦU SẢ

Thiết bị chưng cất sử dụng công nghệ chưng cất hơi nước, gia nhiệt thông qua lò hơi công suất lớn. 

Bộ phân ngưng tụ bằng công nghệ sinh hàn ống chùm, đảm bảo thu được hiệu suất tối đa. Mỗi tấn lá sả thu được khoảng 10-12 kg tinh dầu.  

ỨNG DỤNG TINH DẦU SẢ JAVA TRONG SẢN XUẤT

Công nghiệp thực phẩm: Sả java làm hương liệu trong sản xuất đồ uống, gia vị thực phẩm. 

Công nghiệp hóa mỹ phẩm: Sả java có tác dụng xua đuổi côn trùng, thường được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm đuổi muỗi, bọ ve; làm dịu vết thương do côn trùng cắn. Ngoài ra, sả java được sử dụng rất nhiều trong các chế phẩm lau sàn, xông hơi, khử khuẩn không khí. 

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN & VẬN CHUYỂN

Đóng gói: Tinh dầu Sả Java được đóng gói theo đơn vị Lít hoặc Kg tùy theo yêu cầu của khách hàng: 1L, 5L, 10L, 30L, 180L/ 1Kg, 5Kg, 10Kg, 30Kg, 180Kg…

Bảo quản: Sản phẩm được đựng trong bao bì HDPE tiêu chuẩn. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Không để tinh dầu rớt vào mắt, vết thương hở, vùng da nhạy cảm.

Vận chuyển: Trong nước: Vận chuyển linh hoạt toàn quốc bằng tàu, ô tô, máy bay…

Xuất khẩu: Tàu/ Máy bay, Điều kiện xuất khẩu: FOB/ CIF/Door to door…

Sản phẩm liên quan

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu húng quế

VÙNG NGUYÊN LIỆU Húng quế là loại cây ngắn ngày, được trồng nhiều tại khu vực Đồng bằng châu thổ sông Hồng, dọc theo các tỉnh từ Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình.  Húng quế Việt Nam có chất lượng vượt trôi hơn hẳn so với Húng quế Ấn Độ, với hàm lượng […]

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà là một loại tinh dầu thiên nhiên có nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe, sắc đẹp và đời sống. Bạn có thể tự làm tinh dầu dừa tại nhà hoặc mua tinh dầu dừa nguyên chất từ các cửa hàng uy tín. Sau đây là một số thông tin về tinh dầu dừa mà bạn có thể quan tâm: Tinh dầu dừa được chiết xuất từ cơm của quả dừa già bằng phương pháp ép lạnh, CO2 hoặc chưng cất. Nó khác với dầu dừa ở cách sản xuất, độ tinh khiết và độ bền. Dầu dừa mà bạn hay sử dụng để nấu ăn có dạng đặc sệt còn tinh dầu dừa có dạng lỏng. Tinh dầu dừa có chứa chủ yếu 90% các acid béo bão hòa và các acid béo chưa bão hòa. Ngoài ra, trong loại tinh dầu này còn có các vitamin, khoáng chất và hợp chất sinh học như vitamin E, polyphenol, lauric acid, myristic acid, palmitic acid, monounsaturated fat, polyunsaturated fat, plant sterol và medium-chain triglyceride (MCT)

Tinh dầu quế

Tại Việt Nam, Quế được trồng thành rừng tập trung ở khu vực vùng núi phía Bắc thuộc các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Lai Châu, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Ninh…

Tinh dầu màng tang

Màng tang là cây nhỡ, cao tầm 5-8m mọc hoang xen kẽ nhiều loại cây khác tập trung ở vùng núi phía Bắc, thuộc địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu long não

Cây long não còn có tên gọi là dã hương, là loại cây thân gỗ, có thể cao từ 20-30m. Thân cây thô xù và có nhiều vết nứt theo chiều dọc, lá bóng nhẵn, bề mặt như sáp, khi vò lá có mùi long não đặc trưng.

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu gừng tươi

Gừng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng, thích hợp trồng ở những vùng có mùa khô ngắn và khi lấy củ cần điều kiện nhiệt độ tương đối cao. Việt Nam là nước có nhiều vùng có điều kiện khí hậu thích hợp để gừng phát triển như: Thanh Hóa, Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai, Bắc Gian