Quế Bảo Yên, Lào Cai, giá đã tăng nhẹ trở lại.
Được mệnh danh là “thủ phủ” quế của tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Yên đang chú trọng nâng cao giá trị các sản phẩm chế biến từ cây quế theo hướng sản xuất hữu cơ… Vào vụ quế năm nay, giá các sản phẩm quế đã tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực để bà con nông dân tập trung chăm sóc, thu hoạch.
Thực hiện nghị quyết 10 ngày 26/8/2021 của Tỉnh ủy Lào Cai về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Bảo Yên đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tập trung xây dựng chuỗi sản xuất, là gia tăng giá trị cho cây quế.
Mỗi năm toàn huyện trồng mới và trồng thay thế vào diện tích quế đã khai thác khoảng từ 1.000 – 1.200 ha. Đến nay, cây quế được trồng tại 17/17 xã, thị trấn của huyện với hơn 25.200 ha, chiếm 1/2 diện tích quế toàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, có 1.500 ha là quế trên 10 tuổi, bắt đầu được khai thác; 12.000 ha từ 1 đến 5 tuổi và 9.600 ha từ 6 đến 10 tuổi. Dư địa để phát triển cây quế trên địa bàn vẫn còn, nên huyện phấn đấu đến năm 2030, sẽ nâng tổng diện tích quế lên 30.000 haHàng năm, địa phương xuất ra thị trường khoảng 156.000 tấn cành – lá, gần 78.000 tấn vỏ tươi và gần 70.000 m3 gỗ, doanh thu hơn 1.200 tỷ đồng.
Mỗi ha quế cho thu hoạch khoảng 6 – 8 tấn vỏ quế khô, 10 – 15 tấn lá và cành (dùng chưng cất tinh dầu), 80 – 100 m3 gỗ. Mỗi chu kỳ canh tác 1 ha quế đem lại nguồn thu từ 700 triệu trở lên. Nhờ vậy, cây quế không những đem lại giá trị kinh tế cho người dân mà còn góp phần giúp người dân giữ đất, giữ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Địa phương hiện có 21 cơ sở ươm, sản xuất với trung bình khoảng 530 vạn cây quế giống, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người trồng quế trên địa bàn. Về nguồn gốc giống quế chủ yếu là giống quế Văn Yên và Bắc Hà. Bên cạnh đó, tại Bảo Yên cũng có vườn rừng giống quy mô 10ha tại xã Xuân Hòa, Vĩnh Yên, Lương Sơn đã được tỉnh Lào Cai cấp giấy chứng nhận, năng lực sản xuất trung bình khoảng 3 tấn hạt giống/năm.
Mới đây, nhà máy chế biến sản phẩm quế với công suất 130 tấn nguyên liệu/ngày đã được khởi công xây dựng tại thị trấn Phố Ràng. Giai đoạn 1 sẽ phát triển sản phẩm chính là tinh dầu và quế vỏ. Mục tiêu tiếp theo là các sản phẩm về gỗ, đó là gỗ ép xuất khẩu.
Tại Bảo Yên, quế vỏ khô đang được thu mua với giá từ 35.000 đồng – 50.000 đồng/kg; quế vỏ tươi là 20.000 đồng – 25.000 đồng/kg. Còn cành lá quế khô giá trung bình là 1.800 đồng/kg; gỗ quế tròn có giá từ 900.000 đồng – 1,3 triệu đồng/m3. Tín hiệu tích cực từ thị trường tiêu thụ các sản phẩm quế không chỉ làm cho người trồng quế phấn khởi, mà các điểm thu mua, nhà máy sản xuất, chế biến tinh dầu cũng có cơ hội phục hồi sản xuất
Đến nay, sản lượng thu hoạch cành, lá quế trên địa bàn huyện Bảo Yên đạt trên 33.860 tấn, tương đương với 77 tấn tinh dầu. Sản lượng khai thác quế vỏ đạt trên 1.000 tấn. Một tín hiệu khởi sắc khác là vùng quế Vĩnh Yên được Dự án Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững đánh giá không có tồn dư kim loại nặng trong mẫu vỏ quế. Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm quế Bảo Yên.
VIPSEN liên kết với nhiều vùng trồng quế rộng lớn tại huyện Bảo Yên, Lào Cai để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất tinh dầu quế và các sản phẩm gia vị quế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Quy trình sản xuất từ khâu kiểm tra cây, thu hoạch, chọn lọc, cho đến sản xuất và bảo quản thành phẩm luôn được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm của VIPSEN. Hiện tại các sản phẩm tinh dầu và gia vị quế của VIPSEN đã được xuất khẩu đi các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, UAE, Indonesia…
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086
Email: Info@Vipsen.vn
Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ xưởng tinh dầu: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng nông sản gia vị: Thủ Độ, An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn
Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN