Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ văn phòng: D7-TT9 KĐT Xuân Phương Tasco, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Tinh dầu & Dầu

So sánh tinh dầu quế Cassia và tinh dầu quế Ceylon

14/10/2024 vipsen

Tinh dầu quế Cassia (tên thực vật: cinnamomum cassia)và tinh dầu quế Ceylon (Tên thực vật: cinnamomum verum) có nhiều điểm khác biệt từ đặc điểm thực vật, sinh trưởng, khai tác đến thành phần hoá học, cảm quan, ứng dụng và giá cả thị trường. Dưới đây là chi tiết về sự giống và khác nhau giữa hai loại tinh dầu này.

1. Giống nhau.

  • Nguồn gốc thực vật: Cây Cinnamomum cassia (quế Cassia) và cây Cinnamomum verum (quế Ceylon hay quế thật) thuộc cùng chi Cinnamomum.
  • Thành phần hoá học: tinh dầu quế cassia và quế Ceylon đều chứa Cinnamaldehyde (Tuy nhiên, cinnmaldehyde không phải là thành phần chính trong tinh dầu quế lá Ceylon)
  • Phương pháp sản xuất chủ yếu hiện nay: chưng cất hơi nước. Với nguyên liệu chính là vỏ, cành và lá cây.
(Cây quế cassia tại Yên Bái, Việt Nam)

2. Khác nhau.

2.1 Đặc điểm thực vật
  • Tinh dầu quế cassia

Chiết xuất từ vỏ và lá của cây Cinnamomum Cassia. Đây là loài quế phổ biến được trồng ở phía nam Trung Quốc và phía bắc Việt Nam.

Đặc điểm thực vật:

– Cây cao từ 10-15m, với thân to và vỏ ngoài màu nâu sẫm hoặc xám đen.

– Lá dài hơn và rộng hơn lá của quế Ceylon, có màu xanh đậm và bóng. Lá của quế Cassia cũng dày và cứng hơn.

– Vỏ quế Cassia dày hơn, thường cuộn lại thành từng thanh cứng và dày. Khi khô có màu nâu sẵm hoặc nâu đỏ.

– Cây thích hợp với khí hậu mát mẻ, cận nhiệt đới cùng lượng mưa vừa phải. Cây có thích nghi tốt với đất nghèo dinh dưỡng.

Thu hoạch:

– Cây quế Cassia thường được thu hoạch lần đầu sau 5-7 năm, khi cây đã đủ trưởng thành. Sau đó, cứ mỗi 3-5 năm sẽ tiến hành thu hoạch mới. Tuy nhiên, thường người dân sẽ thu hoạch toàn bộ cây.

– Cây cho sản lượng nguyên liệu thu hoạch cao hơn so với quế Ceylon.

Bảo quản

– Vỏ quế Cassia dày, khó bị hư hại, nên có thể được bảo quản lâu dài trong điều kiện khô ráo.

  • Tinh dầu quế Ceylon

Chiết xuất từ vỏ và là cây Cinnamomum Verum, hay còn gọi là quế Ceylon. Cây được trồng phổ biến tại Sri Lanka, một số vùng ở Ấn Độ, Mynamar, Madagasca…

Đặc điểm thực vật:

– Cây thường thấp hơn, cao khoảng 10m.

– Lá nhỏ hơn, mềm hơn và có màu xanh sáng hơn.

– Vỏ của quế Ceylon mỏng hơn, dễ dàng gãy hoặc nghiền, cuộn lại thành các thanh mỏng và dễ uốn cong. Khi khô có màu nâu vàng.

– Quế Ceylon thích hợp với khí hậu nhiệt đới, lượng mưa từ 1.750 – 3.500mm/năm. Cây cần đất nhiều dinh dưỡng.

Thu hoạch:

  • Cây quế Ceylon thường được thu hoạch lần đầu sau 2-4 năm, nhanh hơn so với quế Cassia. Sau đó, cây sẽ được thu hoạch vỏ mỗi 2-3 năm.
  • Cây cho sản lượng nguyên liệu thấp hơn, chi phí cao hơn so với quế Cassia.

Bảo quản:

– Vỏ quế Ceylon mỏng hơn và dễ bị gãy, cần được bảo quản cẩn thận hơn, tránh ánh sáng và ẩm ướt để giữ được chất lượng.

(Rừng quế tại Yên Bái)
2.2 Thành phần hoá học
  • Tinh dầu quế cassia

Thành phần chính trong tinh dầu là cinnamaldehyde, chiếm từ 70-90%.

Hàm lượng coumarin cao hơn, khoảng 3%, điều này làm cho quế Cassia có thể trở nên nguy hiểm khi sử dụng với liều lượng lớn trong thời gian dài.

Thành phần eugenol rất thấp hoặc không có.

  • Tinh dầu quế Ceylon

– Tinh dầu vỏ quế Ceylon:

Hàm lượng cinnamaldehyde thấp hơn so với quế Cassia, chiếm khoảng 60-75%.

Hàm lượng coumarin cực thấp, dưới 0.0004%, do đó quế Ceylon an toàn hơn khi sử dụng trong thực phẩm và dược phẩm.

Chứa nhiều eugenol hơn (khoảng 5-10%), mang lại mùi hương nhẹ nhàng, ấm áp và dịu ngọt.

– Tinh dầu lá quế Ceylon

Thành phần chính là eugenol, chiếm khoảng 70-85%, tạo ra mùi hương ấm áp, tương tự như đinh hương.

Hàm lượng cinnamaldehyde thấp hơn, thường dưới 10%, làm cho mùi hương của tinh dầu lá nhẹ hơn và ít cay nồng hơn so với tinh dầu vỏ.

Có ít hoặc không có coumarin, nên an toàn hơn cho việc sử dụng lâu dài.

2.3 Cảm quan.
  • Tinh dầu quế cassia: hương mạnh, cay nồng và thường có chút hăng. Thường có màu vàng đến nâu đỏ,
  • Tinh dầu quế Ceylon
  • Tinh dầu quế vỏ Ceylon: Mùi hương mạnh, ấm áp và ngọt hơn tinh dầu quế cassia. Thường có màu vàng nhạt đến vàng hổ phách.
  • Tinh dầu quế lá Ceylon: Mùi hương nhẹ nhàng, ngọt, với hương thơm giống đinh hương. Thường có màu vàng nhạt đế nâu nhạt.
(Tinh dầu quế cassia sản xuất tại VIPSEN)
2.4 Hiệu suất và sản lượng
  • Tinh dầu quế Cassia

Tinh dầu quế cassia hàng năm được sản xuất với sản lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với tinh dầu quế Ceylon nhờ diện tích vùng trồng rộng lớn cùng với nguyên liệu sản xuất dồi dào. Trong cành lá cây quế cùng chứa cinnamaldehyde với tỷ lệ cao nên đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất tinh dầu. Vỏ quế cassia cũng được dùng để sản xuất tinh dầu tuy không nhiều do vỏ có giá trị kinh tế cao hơn khi được sử dụng làm gia vị.

  • Tinh dầu quế Ceylon

Do vỏ mỏng, quá trình xử lý phức tạp nên quế Ceylon cho sản lượng tinh dầu thấp hơn. Trong khi lá quế Ceylon cho hàm lượng cinnamaldehyde thấp, thành phần chủ yếu là Eugenol. Do đó so với quế cassia, nguyên liệu để sản xuất tinh dầu của quế Ceylon ít hơn rất nhiều, cùng với đó tổng diện tích vùng trồng không quá cao.

2.5 Giá thị trường
  • Tinh dầu quế Cassia

Có giá thấp, trung bình từ $20-$40/kg đối với tinh dầu quế lá thô, hoặc giá từ $60 – $80/kg đối với tinh dầu quế vỏ. Nhờ giá thành rẻ, tinh dầu quế cassia phổ biến hơn trong ngành công nghiệp.

  • Tinh dầu quế Ceylon

Có giá cao hơn nhiều lần. Trên thế giới, tinh dầu quế vỏ Ceylon có giá giao động từ $300 – $500/kg. Do đó, tinh dầu quế Ceylon được xếp vào loại cao cấp.

(Xưởng sản xuất tinh dầu quế Cassia liên kết của VIPSEN tại Yên Bái)

2.5 Ứng dụng.

  • Tinh dầu quế Cassia

Thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như nước hoa, sản xuất gia vị, thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm và dược phẩm. Tuy nhiên, do có hàm lượng Coumarin cao, tinh dầu quế Cassia được quy định chặt chẽ trong việc ứng dụng vào sản xuất thực phẩm, dược mỹ phẩm. Cùng với đó hàm lượng cinnamaldehyde cũng được quy định nghiêm ngặt về liều lượng sử dụng trong sản phẩm cũng như hấp thụ hàng ngày đối với người sử dụng.

Tuy nhiên, quế Cassia vẫn rất phổ biến trong ẩm thực châu Á và là một phần quan trọng của nhiều công thức nấu ăn.

  • Tinh dầu quế Ceylon.

Được ưu tiên sử dụng trong các sản phẩm cao cấp như thực phẩm hữu cơ, dược phẩm, mỹ phẩm và liệu pháp mùi hương nhờ vào chất lượng an toàn hơn, nhờ hàm lượng coumarin thấp, và hương thơm dễ chịu. Tuy nhiên, cũng như tinh dầu quế Cassia, hàm lượng cinnamaldehyde cũng được quy định chặt chẽ về liều lượng sử dụng hay hấp thụ hàng ngày. Trong đó tinh dầu quế lá Ceylon đượ cứng dụng nhiều hơn trong liệu pháp mùi hương, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

___

Kết luận:

  • Giống nhau: Cả hai loại tinh dầu đều có thành phần chính là cinnamaldehyde và được sử dụng cho các mục đích như hương liệu, mỹ phẩm và trong dược phẩm nhờ vào hương vị,  tính chất kháng khuẩn và chống oxy hóa.
  • Khác nhau: Sự khác biệt lớn nằm ở hàm lượng coumarin, hương vị và mùi hương. Tinh dầu quế Ceylon có hàm lượng coumarin rất thấp và mùi hương nhẹ nhàng hơn, trong khi tinh dầu quế Cassia có hàm lượng cinnamaldehyde cao hơn, dẫn đến mùi hương mạnh hơn và tiềm ẩn nguy cơ khi dùng nhiều. Cùng với đó là giá thành và tính phổ biến của hai loại tinh dầu khá nhau
(Cinnamaldehyde tự nhiên sản xuất tại VIPSEN)

3. Tinh dầu quế cassia sản xuất tại VIPSEN

Tinh dầu quế của VIPSEN được sản xuất với sự kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến sản xuất, đóng gói và bảo quản. Chúng tôi đảm bảo rằng mọi bước đều tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất nhằm duy trì độ tinh khiết và an toàn. VIPSEN đặc biệt chú trọng vào hoạt động R&D, liên tục cải tiến quy trình để giảm thiểu thấp nhất hàm lượng coumarin trong sản phẩm( dưới 2%), đảm bảo sự ổn định trong hương vị, nâng cao sự an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang sản xuất cinnamaldehyde tự nhiên với độ tinh khiết lên đến hơn 99%, đảm bảo mang lại hương thơm tươi mới và chất lượng ổn định.

VIPSEN cam kết cung cấp sản phẩm với giá thành cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu sản lượng lớn của các đối tác trong nước và quốc tế.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat/Kakao Talk/LINE/Skype/Viber: +84 868 855 086

Email:  Info@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ xưởng tinh dầu: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Địa chỉ xưởng sản xuất nông sản: Thủ Độ, An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan

11 10
15 08
Tin thị trường/Tin khoa học Tin thị trường/Tin khoa học
Giá tinh dầu quế trên thị trường đang ở mức thấp nhất trong năm
25 06
11 03
Nông sản gia vị
Công dụng của gừng
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Có nên sử dụng son handmade không?
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Tinh dầu và các cấp độ của tinh dầu
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Mua tinh dầu giá sỉ uy tín tại VIPSEN