Vai trò của tinh dầu tự nhiên trong phương pháp trị liệu Aromatherapy
Phương pháp trị liệu bằng mùi hương (Aromatherapy) đang là xu hướng trị liệu được đón nhận rộng rãi trên thế giới. Dù chưa có nhiều cơ sở khoa học chứng minh cho phương pháp trị liệu này, nhưng những kết quả lâm sàng từ những bệnh nhân đã cho thấy sự hiệu quả của phương pháp này. Cùng VIPSEN tìm hiểu về phương pháp này nhé!
1. Tổng quan về Aromatherapy
1.1 Định nghĩa về Aromatherapy
Aromatherapy được ghép lại bởi hai từ “aroma” (mùi hương) và “therapy” (liệu pháp). Do đó có thể định nghĩa về phương pháp trị liệu Aromatherapy là sử dụng các liệu pháp trị liệu kết hợp với mùi hương để chữa lành và cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho con người. Theo hiệp hội Trị liệu bằng liệu pháp mùi hương NAHA của Mỹ, Aromatherapy được định nghĩa là việc dùng các phương pháp có ứng dụng tinh dầu cho việc trị liệu tổng thể.
Trong Aromatherapy, mùi hương tỏa ra từ các loại tinh dầu và dầu tự nhiên, được chiết xuất 100% từ thực vật, chính là phương tiện để con người cảm thấy thư giãn, xóa tan căng thẳng, mệt mỏi, mang lại những thay đổi tích cực từ tinh thần, nhờ vậy sức khỏe cũng được cải thiện.
Aromatherapy không phải là phương pháp chữa bệnh mà là liệu pháp hỗ trợ điều trị, không sử dụng thuốc mà chủ yếu sử dụng các tác nhân từ bên ngoài, tác động vào tinh thần, thể chất của con người. Có thể nói, Aromatherapy là một trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe. Ứng dụng Aromatherapy bao gồm các hoạt động Massage, bôi lên da, và hít ngửi.
1.2 Lịch sử của Aromatherapy
Aromatherapy đã có lịch sử từ rất lâu đời, bởi qua hàng chục ngàn năm, nhân loại đang bị cuốn hút bởi mùi hương. Sự hít thở của chúng ta kích thích đến hàng chục triệu tế bào trong cơ thể. Từ những nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp, Trung Quốc…, con người đã biết sử dụng các loại thảo mộc, hoa để tạo hương thơm cũng như mát xa trị liệu, nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa.
Tuy nhiên sự phát triển của liệu pháp hương thơm được nâng tầm trong văn hóa Ả Rập. Đầu Công Nghiên, một nhà sáng chế người Ba Tư tên là Avicenna đã khám phá ra cách chưng cất hương thảo mộc, tạo ra loại tinh dầu sơ khởi. Những lọ tinh dầu trở lên phổ biến tại châu Âu nhờ những lái buôn người Ba Tư.
Đến thời kỳ Phục Hưng, khoa học Tây phương tập trung nghiên cứu sự hiệu nghiệm của thảo mộc đối với cơ thể. Quyển The Herball như một cuốn bách khoa toàn thư về các loài cây, xuất bản năm 1597; và The English Physician hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu để chữa bệnh, xuất bản năm 1652; là một vài minh chứng cho sự quan tâm của giới bác sỹ với liệu pháp thiên nhiên.
Tuy nhiên, sau thế kỷ 17, y khoa tiên tiến được hình thành tại Tây phương. Dù Đông y vẫn tiếp tục sử dụng thảo mộc và các liệu pháp mùi hương để chữa bệnh; thì Tây y đã bắt đầu hướng sang một con đường khác. Một con đường nghiêng về phẫu thuật và hóa chất. Để rồi phương pháp trị liệu với thảo mộc bị lãng quên cho đến thế kỷ 20.
Aromatherapy ra đời năm 1937, được đặt tên bởi một nhà hóa học người Pháp, ông Rene-Maurice Gattefossé. Một hôm, khi đang làm thí nghiệm, ông bị bỏng khá nặng. Trong cơn đau nhức nhối, ông bôi lên bàn tay của mình thứ chất lòng từ chiếc bình đựng gần nhất, hy vọng nó có thể làm dịu cơn đau. Sau đó, ông phát hiện làn da tay mình lành một cách nhanh chóng, lại không để lại sẹo. Đó là nhờ tinh dầu oải hương.
Từ lúc ấy, Rene-Maurice Gattefossé bắt đầu hào hứng vì các phương pháp trị liệu với tinh dầu. Ông dùng tinh dầu lavender; húng tây; hương thảo; chanh và đinh hương như một chất khử trùng trong phẫu thuật. Gattefossé phát hiện rằng chúng giúp người bệnh mau lành, lại không để lại các tác động phụ như chất khử trùng bấy giờ.
Giới y học phương Tây cũng nhận ra tinh dầu không chỉ có tác dụng ngoài da, mà còn tốt cho tinh thần. Vào những năm 1950, các nhà trị liệu xoa bóp, y tá, vật lý trị liệu, bác sỹ và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác đã bắt đầu sử dụng aromatherapy. Người đi đầu phong trào này là bà Marguerite Maury, một nhà hóa sinh người Áo đi tìm về nguồn cội chống lão hóa. Bà phát hiện rằng việc mát-xa với tinh dầu hàng ngày có thể giúp giữ gìn nhan sắc thanh xuân. Những nghiên cứu của bà kích thích việc áp dụng liệu pháp hương thơm vào mỹ phẩm thịnh hành ngày nay.
2. Tinh dầu tự nhiên và phương pháp trị liệu Aromatherapy
2.1 Vai trò của tinh dầu tự nhiên trong trị liệu Aromatherapy
Theo hiệp hội Trị liệu bằng liệu pháp mùi hương NAHA của Mỹ, Aromatherapy được định nghĩa là việc dùng các phương pháp có ứng dụng tinh dầu cho việc trị liệu tổng thể.
Một số lượng lớn tinh dầu đã được chứng minh có khả năng ức chế vi khuẩn, virus, nấm, côn trùng và có khả năng chống ô xy hóa. Nhờ những dược tính này, tinh dầu giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như trị mụn, mẩn ngứa, mề đay… Bên cạnh đó, tinh dầu khi được hòa cùng dầu nền, có tác dụng lớn trong liệu pháp massage, giúp giảm đau nhức cơ thể, tạo cảm giác thư thái, thư giãn.
Một vai trò quan trọng khác của tinh dầu tự nhiên, đó là hương thơm. Tinh dầu được khuếch tán vào không khí, tạo ra mùi hương dễ chịu, đánh thức những cảm giác tươi mới và cải thiện tâm trạng. Những nghiên cứu mới nhất đã tiến hành sử dụng điện não đồ (EEG) với mục tiêu xác định sự ảnh hưởng cảu mùi hương đến não của con người. Dây thần kinh khứu giác đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tín hiệu tác động đến tiềm thức và bản năng của con người. Phân tử mùi hương nhanh chóng được mã hóa thành tín hiệu gửi đến não bộ bao gồm hệ thống limbic và hạch hạnh nhân, nơi quản lý cảm xúc, tâm trạng và tiềm thức con người. Điều này giải thích tại sao, mùi hương nhanh chóng kích hoạt các phản ứng vật lý của cơ thể và để lại hiệu quả lâu dài. Mùi hương từ tinh dầu tự nhiên là một yếu tố quan trọng trong liệu pháp Aromatherapy, giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm căng thẳng, tạo sự sảng khoái và lạc quan.
Bên cạnh đó, nhờ dược tính của mình, tinh dầu tự nhiên có thể đưa vào cơ thể với liều lượng vừa phải giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, trị ho, cảm cúm hay những vấn đề về răng miệng…
Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý rằng, dù tinh dầu nguyên chất hoàn toàn tự nhiên, nhưng chúng bao gồm rất nhiều cấu tử đậm đặc và dược tính cao, vì vậy nếu dùng quá nhiều hoặc không đúng cách cũng có thể dẫn để những rủi ro. Vì vậy khi sử dụng tinh dầu cho trị liệu, cần tuân theo những lời khuyên của những chuyên gia được đào tạo bài bản.
2.2 Sử dụng tinh dầu tự nhiên trong thực hành Aromatherapy
- Khuếch tán tinh dầu
Khuếch tán tinh dầu nhờ máy khuếch tán điện tử, đèn xông tinh dầu hoặc khếch tán nhờ các ống sậy nhỏ. Tinh dầu sử dụng là tinh dầu đơn hương hoặc hỗn hợp tinh dầu tự nhiên.
- Massage
Pha chế tinh dầu với dầu nền và dùng hỗn hợp trên để xoa bóp phần đau nhức hoặc toàn bộ cơ thể. Đây là cách phổ biến nhất khi kết hợp cả mùi hương và dược tính của tinh dầu đối với da.
- Sản phẩm chăm sóc cơ thể
Các sản phẩm mỹ phẩm từ tự nhiên vừa có tác dụng tạo mùi hương sảng khoái vừa giúp trị mụn, mẩn ngứa, chữa trị vết thương. Bên cạnh đó, đặc tính chống oxy hóa của tinh dầu giúp da trẻ đẹp, mịn màng.
- Gia vị cho món ăn
Tinh dầu tự nhiên đảm bảo sự an toàn cho cơ thể người khi đưa vào cơ thể ở liều lượng nhất định. Nhiều sản phẩm tinh dầu được chiết xuất từ thực vật gia vị có tác dụng tạo nên hương vị hấp dẫn cho thực phẩm.
3. Tinh dầu tự nhiên sản xuất tại xưởng VIPSEN
VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu và sản xuất tinh dầu tự nhiên hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm tinh dầu được sản xuất theo phương pháp tiên tiến, đạt chất lượng cao với 100% thành phần tự nhiên, không có chất phụ gia hay có sự pha trộn.
Sản phẩm tinh dầu VIPSEN sản xuất từ nguồn nguyên liệu chọn lọc tại những vùng trồng nguyên liệu nổi tiếng tại Việt Nam. Quy trình sản xuất từ khâu gieo trồng, thu hoạch nguyên liệu cho đến sản xuất, bảo quản thành phẩm luôn được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Sản phẩm tinh của VIPSEN không những được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086
Email: Info@Vipsen.vn
Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ xưởng tinh dầu: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng gừng, hồi: Thủ Độ, An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn
Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN