Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ: 514/53/9 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Tin khoa học

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chưng cất tinh dầu húng quế

27/03/2024 vipsen

1. Cây Húng Quế Việt Nam

Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum L., thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Cây được trồng nhiều ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và các vùng khí hậu ôn đới khác trên thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng khắp các địa phương từ Bắc vào Nam

Thành phần dinh dưỡng của cây húng quế gồm protein (3,15g/100g), chất béo (0,64g/100g), năng lượng (23Kcal/100g), vitamin C (18mg/100g), vitamin E (0,80mg/100g), vitamin K (414,8mcg/100g), canxi (177mg/100g), sắt (3,17mg/100g), kali (295mg/ 100g), magie (64mg/100g) và natri (4mg/100g)

Tại Việt Nam, Húng quế là loại thảo mộc ẩm thực được sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, cây được dùng làm thuốc để chữa cảm lạnh, sốt, ho, viêm xoang, đau đầu, thấp khớp, mụn cóc, giun, suy thận

Hùng trồng Húng quế tại Hà Nam

2. Quy trình thử nghiệm

2.1 Nguyên liệu.

Nguyên liệu chưng cất là húng quế tươi 4 tháng tuổi đã trổ bông, đủ thời gian để thu hoạch và cho ra được lượng tinh dầu tốt nhất.

Húng quế được thu hoạch vào khoảng 8-10 giờ sáng, khi ánh sáng mặt trời chưa gay gắt. Đây là thời điểm mà cây quang hợp mạnh nhất trong ngày và có hàm lượng tinh dầu cao. Cắt một phần phía trên gồm ngọn hoa và lá, để lại phần gốc để tiếp tục thu hoạch vụ sau.

Nguyên liệu được phơi héo để bay hơi bớt nước, giúp tiết kiệm được nguồn nhiệt chưng cất

2.2 Thiết bị thử nghiệm

Sử dụng nồi chưng cất dung tích 100l với quy mô 15kg nguyên liệu một lần chưng cất. Thiết bị chưng cất gồm: Nồi chưng cất, ống dẫn hơi, bộ ngưng tụ và bình thu chất lỏng.

Nồi chưng cất: Chứa nước và nguyên liệu. Khi đun sôi, trong nồi sẽ diễn ra quá trình bay hơi tinh dầu. Nồi chưng cất gồm 3 lớp vỏ trong đó: Lớp vỏ cách nhiệt, lớp giữa chứa chất gia nhiệt, lớp trong cùng chứa nguyên liệu. Chất liệu Inox 304 không gỉ. Nguyên liệu đốt nóng: điện 1 pha.

Ống dẫn hơi: Liên kết nồi chưng cất với bộ phận ngưng tụ. Nhiệm vụ chính là đưa hơi nước chứa tinh dầu đi từ nồi chưng cất sang bộ phận ngưng tụ.

Bộ ngưng tụ: Khi hơi nước và tinh dầu bay sang, bộ phận này sẽ làm lạnh nhanh hơi nóng để ngưng tụ thành chất lỏng.

Bình thu chất lỏng: chất lỏng sẽ được thu lại tại đây. Tinh dầu húng quế nhẹ hơn nước do đó sẽ nổi lên trên. Một thiết bị trích ly sẽ được sử dụng để phân tách lấy tinh dầu.

2.3 Quy trình

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất thu hồi tinh dầu húng quế được khảo sát như sau:

  • Tỷ lệ nguyên liệu và nước (1:4, 1:5, 1:6)
  • thời gian chưng cất (2 giờ, 3 giờ và 5 giờ)
  • nhiệt độ chưng cất (1000oC, 1200oC, 1300oC).

Khối lượng nguyên liệu là 15 kg cho một lần thử nghiệm. Lượng tinh dầu thu được sẽ được kiểm tra về tỷ lệ và chất lượng. Kết quả sẽ được so sánh và đưa ra kết luận.

3. Kết quả thu được

3.1 Tỷ lệ nguyên liệu và nước.

Ở mẫu tỷ lệ nguyên liệu và nước 1:4, 1:5, 1:6, hàm lượng tinh dầu thu được lần lượt là 0,22%, 0,26% và 0,27%.

Điều này cho thấy, hàm lượng tinh dầu thu được có xu hướng tăng theo lượng dung môi sử dụng. Trong quá trình chưng cất, khi điều chỉnh nhiệt hỗn hợp nguyên liệu và nước, hơi nước thẩm thấu vào trong các lớp tế bào, làm phá vỡ túi tinh dầu và lôi cuốn tinh dầu theo hơi nước.

Nếu lượng nước quá ít thì không đủ hòa tan các chất keo, muối bao bọc xung quanh túi tinh dầu, sẽ làm tinh dầu không thoát ra được. Sử dụng càng nhiều dung môi để chưng cất thì khả năng khuếch tán của tinh dầu vào dung môi càng lớn. Dung môi dễ dàng thẩm thấu vào nguyên liệu, giải thoát các cấu tử nên lượng tinh dầu trong dung môi càng cao. Tuy nhiên, khi đến một giới hạn nhất định, lượng tinh dầu thu hồi sẽ tăng lên không đáng kể dù tăng lượng dung môi.

Nếu tỷ lệ nước quá lớn thì những cấu tử tinh dầu có tính phân cực khá cao sẽ tan nhiều vào nước, do vậy lượng tinh dầu thu được trong ống ngưng tụ cũng sẽ giảm đi. Bên cạnh đó, lượng nước quá nhiều làm giảm hiệu quả kinh tế của quá trình chưng cất do tốn năng lượng để cấp nhiệt và cần thể tích thiết bị lớn hơn để chứa. Do đó, tỷ lệ nguyên liệu/nước tối ưu nhất là 1:5.

Thiết bị chưng cất tinh dầu Húng quế

3.2 Thời gian chưng cất.

Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của hàm lượng tinh dầu húng quế theo thời gian chưng cất cho thấy, ở các mức thời gian khác nhau là 2 giờ, 3 giờ và 4 giờ, hàm lượng tinh dầu thu được lần lượt là 0,2%, 0,25%, 0,26%. Điều này cho thấy, thời gian chưng cất càng lâu thì hàm lượng tinh dầu thu được càng tăng. Nguyên nhân, do có nhiều thời gian để tinh dầu khuếch tán ra ngoài và được hơi nước cuốn đi cho đến khi hết tinh dầu trong mẫu.

Tuy nhiên, nếu kéo dài thời gian chưng cất thì tinh dầu hòa trong nước sẽ biến đổi, tiếp tục phân tách thành những phân tử nhỏ không ngưng tụ khiến hao hụt tinh dầu. Do đó, để tiết kiệm năng lượng cũng như thời gian thì thời gian chưng cất thích hợp nhất là 3 giờ, mang lại hiệu quả cao và tránh được những ảnh hưởng làm giảm chất lượng tinh dầu

3.3 Nhiệt độ.

Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ chưng cất tinh dầu húng quế cho thấy, hàm lượng tinh dầu thu nhận được giảm dần theo các mức nhiệt độ 1000oC, 1200oC, 1300oC với các giá trị tương ứng là 0,26%, 0,22%, 0,21%. Ở nhiệt độ chưng cất cao làm cho tinh dầu hòa tan trong nước và do nhiệt độ càng cao, càng dễ phân tách thành những phân tử nhỏ không ngưng tụ khiến hao hụt tinh dầu, làm cho hiệu suất thu hồi không cao, chất lượng tinh dầu cũng bị giảm. Do đó, nhiệt độ chưng cất 1000oC là thích hợp nhất.

4. Kết luận

Sau khi thử nghiệm với khối lượng nguyên liệu 15kg một lần bằng hệ thống chưng cất tinh dầu 100l, các thông số tối ưu gồm tỷ lệ nguyên liệu và nước 1:5, thời gian chiết xuất 3 giờ, nhiệt độ chưng cất 1000oC. Qua nghiên cứu cho thấy, hiệu suất thu hồi trong quá trình chiết xuất dao động từ 0,25-0,28%.  tinh dầu húng quế thành phẩm có dạng lỏng, màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng. Tinh dầu thu được từ quy trình đạt chất lượng tốt sau khi kiểm tra GCMS, với hàm lượng Methyl Chavicol đạt 85.89%.

Thiết bị chưng cất tinh dầu tại nhà máy VIPSEN

5. Tinh dầu húng quế sản xuất tại xưởng tinh dầu VIPSEN

VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu và sản xuất tinh dầu tự nhiên hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm tinh dầu được sản xuất theo phương pháp tiên tiến, đạt chất lượng cao với 100% thành phần tự nhiên, không có chất phụ gia hay có sự pha trộn.

Sản phẩm tinh dầu Húng Quế được VIPSEN sản xuất từ nguồn nguyên liệu chọn lọc với vùng trồng húng quế nổi tiếng tại Phú Xuyên, Hà Nội, Việt Nam. Quy trình sản xuất từ khâu gieo trồng, thu hoạch nguyên liệu cho đến sản xuất, bảo quản thành phẩm luôn được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Sản phẩm tinh dầu húng quế của VIPSEN không những được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được yêu thích trên toàn thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086

Email: Export@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan