Vùng nguyên liệu và chuỗi sản phẩm giá trị từ cây Quế Việt Nam

Vùng nguyên liệu Quế của Việt Nam phong phú và rộng lớn; phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang), và một số tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Quảng Nam). Diện tích trồng quế tính đến đầu năm 2022 khoảng 150.000 hecta, và vẫn đang không ngừng mở rộng bởi đây là mặt hàng có giá trị xuất khẩu triển vọng. 

Hiện nay, Việt Nam đang là nước xuất khẩu các sản phẩm về Quế đứng thứ 2 thế giới. 

 

Một cánh rừng quế ở Lào Cai, Việt Nam

Quế trồng thành rừng ở các tỉnh phía Bắc

Quế được ươm giống để trồng mới

Diện tích trồng quế mới liên tục được mở rộng. Mỗi năm diện tích trồng Quế tăng trung bình khoảng 20.000 hecta. 

Bóc vỏ quế khi cây trưởng thành (từ ít nhất 7 năm tuổi trở lên, quế càng nhiều tuổi thì giá trị vỏ càng cao). Thời điểm thu hoạch vào tháng 2-3 hoặc tháng 7- tháng 8 hàng năm. 

Cây quế sau khi bóc vỏ sẽ còn lại lõi, trở thành gỗ quế để sử dụng trong sản xuất nội thất, gia dụng: móc áo, dát phản giường, đồ trang trí… do có mùi hương dễ chịu. 

Quế cạo vỏ cắt vuông xuất khẩu

Quế thanh nhỏ cạo vỏ xuất khẩu

Quế điếu xuất khẩu

Tỉa cành lá quế để chưng cất tinh dầu

Kho dự trữ cành, lá quế để chưng cất tinh dầu

Xưởng chưng cất tinh dầu quế đặt ngay tại vùng nguyên liệu

Một hệ thống ngưng tụ tinh dầu 

Tinh dầu quế Vipsen

Tinh dầu quế Vipsen được đóng phuy HDPE để xuất khẩu

Bã cành lá quế sau khi chưng cất được tận dụng làm chất đốt cho lò hơi hoạt động

Bã cành lá được băm nhỏ và ép thành viên nén năng lượng xuất khẩu

Tin tức liên quan