Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ: 514/53/9 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Tinh dầu Hồi

Thông tin sản phẩm
  • CAS : 8007-70-3
  • Tên khoa học : Illicium verum
  • Mùi vị, màu sắc : Mùi đặc trưng của cây hồi, vị ngọt. Chất lỏng không màu hay màu vàng nhạt
  • Xuất xứ : Việt Nam
  • Phương pháp chiết xuất : Chưng cất hơi nước
  • Thành phần chính : Trans anethol > 85%
  • Sản lượng hàng năm : 500 Tấn/ Năm
  • Mùa vụ thu hoạch : tháng 4 và tháng 8 âm lịch
Mô tả sản phẩm

VÙNG NGUYÊN LIỆU

Cây Hồi không chỉ có ở Lạng Sơn mà còn được trồng ở một số tỉnh khác miền núi phía Bắc Việt Nam  như Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh…  Tuy nhiên, do thiên nhiên ưu đãi về đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, sản phẩm Hoa Hồi Lạng Sơn vẫn được đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt nhất, hàm lượng tinh dầu cao và đặc biệt trong tinh dầu không có độc tố (hàm lượng trans-anethole luôn ở mức trên 85%)

THU HOẠCH

Cây hồi thường cho vụ thu hoạch quả chín vào tháng 9 hoặc tháng 4, mỗi vụ kéo dài 3-4 tháng . Thông thường một cây  hồi có tuổi đời từ 5 năm trở lên mới được lấy quả, mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ nên đây được xem là mặt hàng thuộc dạng “quý hiếm”.

Nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, hồi cho năng suất cao và ổn định, có thể kéo dài trong giai đoạn từ 20 đến 80 năm tuổi. Chu kỳ canh tác có thể tới 90 – 100 năm. Đối với cây thực sinh (được gieo hạt) thì bắt đầu sang năm thứ 8, còn giống ghép thì 4 năm, là có hoa và quả.

CHƯNG CẤT TINH DẦU HỒI

Tất cả các bộ phận của cây Hồi đều có mùi thơm của tinh dầu. Như vậy, về mặt lý thuyết thì bộ phận nào của cây Hồi cũng có thể sử dụng làm nguyên liệu để chưng cất tinh dầu. Song, trên thực tế, hầu như sản lượng tinh dầu Hồi sản xuất tại Việt Nam nói chung và VIPSEN nói riêng, đều được chưng cất từ quả.

Tại xưởng tinh dầu VIPSEN, Hoa hồi nguyên liệu được làn khô tự nhiên hoặc qua hệ thống sấy. Tinh dầu hồi được sản xuất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn bằng hơi nước ở áp suất thường.

ỨNG DỤNG TINH DẦU HỒI

Công nghiệp thực phẩm: Tinh dầu hồi được ứng dụng rộng rãi trong ngành hương liệu và gia vị.

Công nghiệp mỹ phẩm: Nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa, tinh dầu hồi được ứng dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da, dầu gội, xà phòng tắm.

Công nghiệp dược phẩm: Tinh dầu hồi được ứng dụng trong sản xuất thuốc chống cúm, điều trị các bệnh về cảm lạnh, viêm phế quản, xử lý vết thương hở, làm liền sẹo

Liệu pháp hương thơm: thanh lọc không khí, đẩy lùi mùi hôi và giúp thư giãn tinh thần.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN & VẬN CHUYỂN

Đóng gói: Tinh dầu Hồi được đóng gói theo đơn vị Lít hoặc Kg tùy theo yêu cầu của khách hàng: 1L, 5L, 10L, 30L, 180L/ 1Kg, 5Kg, 10Kg, 30Kg, 180Kg…

Bảo quản: Sản phẩm được đựng trong bao bì HDPE tiêu chuẩn. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Không để tinh dầu rớt vào mắt, vết thương hở, vùng da nhạy cảm.

Vận chuyển: Trong nước: Vận chuyển linh hoạt toàn quốc bằng tàu, ô tô, máy bay…

Xuất khẩu: Tàu/ Máy bay, Điều kiện xuất khẩu: FOB/ CIF/Door to door…

Sản phẩm liên quan

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu Khuynh diệp

Nguồn thực vật: Việt Nam
Sản lượng: 250 tấn/năm

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu Bạch đàn chanh

Nguồn thực vật: Việt Nam
Sản lượng: 250 tấn/năm

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu Tràm gió

Nguồn thực vật: Việt Nam
Sản lượng: 200 tấn/năm

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu Sả chanh

Nguồn thực vật: Việt Nam
Sản lượng: 500 tấn/năm

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu Vỏ bưởi

Nguồn thực vật: Việt Nam
Sản lượng: 300 tấn/năm

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu Sả JAVA

Nguồn thực vật: Việt Nam
Sản lượng: 500 tấn/năm

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu Húng quế

Nguồn thực vật: Việt Nam
Sản lượng: 20 tấn/năm

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu Bạc hà

Nguồn thực vật: Việt Nam
Sản lượng: 250 tấn/năm

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu Quế

Nguồn thực vật: Việt Nam
Sản lượng: 500 tấn/năm

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu Màng tang

Nguồn thực vật: Việt Nam
Sản lượng: 100 tấn/năm

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu Long não

Nguồn thực vật: Việt Nam
Sản lượng: 500 tấn/năm

Tinh dầu và Dầu Tinh dầu Gừng tươi

Nguồn thực vật: Việt Nam
Sản lượng: 1000 tấn/năm