Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ: 514/53/9 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Blogs

Sự khác nhau giữa tinh dầu vỏ quế và tinh dầu cành lá quế

29/03/2024 vipsen

Quế Việt Nam, với tên latinh là Cinnamon Cassia là quế đặc biệt trên thế giới với hàm lượng tinh dầu cao (3-5%), một gia vị cho các món ăn và đồ uống mà các đầu bếp hàng đầu luôn theo đuổi. Hương vị thơm khó cưỡng ấy đã hấp dẫn nhân loại trong hàng trăm năm.

Ngoài ra, tại Việt Nam còn một loại quế khác có tên khoa học là Cinnamomum loureiroi (Ở Việt Nam gọi là Quế Thanh) chỉ giống quế được trồng từ tỉnh Thanh Hóa trở vào các tỉnh phía nam Việt Nam.

Tinh dầu quế là những gì tinh túy nhất của cây quế, được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước và được chắt lọc cẩn thận để cung cấp ra thị trường. Nguyên liệu để sản xuất tinh dầu quế là vỏ quế và cành lá quế. Điều đó dẫn đến việc có hai loại tinh dầu quế: Tinh dầu vỏ quế và tinh dầu lá quế.

Vậy sự khác nhau giữa chúng là gì? Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu về quế .

Lá quế được phơi khô tại nhà máy tinh dầu

1. Các giống quế phổ biến hiện nay.

Quế là một loại cây nhiệt đới thuộc họ Lauraceae có thể cao tới 10-15m. Nó có lá, vỏ và hoa có mùi thơm ngọt ngào đặc trưng nhờ hợp chất Cinnamaldehyde. Quế không chỉ là một gia vị hấp dẫn được săn đón mà còn là một loại dược liệu quý. Sau khi khô, lớp vỏ quế này sẽ cuộn lại dạng que, được cắt theo yêu cầu nghiền nát thành bột mịn để xuất khẩu. Trong đời sống, tinh dầu quế cũng được sử dụng như một chất chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn.

Có hơn 100 giống cây quế khác nhau, nhưng chỉ có một số ít được trồng rộng rãi để làm gia vị mà hầu hết mọi người sử dụng:

Cinnamomum cassia – Còn được gọi ngắn gọn là “Cassia”. Quế Cassia có hương vị mạnh hơn, cay hơn quế Ceylon. Đặc biệt quế Cassia Việt Nam, vỏ có hàm lượng tinh dầu cao 3-5%. Thành phần chính của tinh dầu quế Cassia là Cinnamic Aldehyde (hay còn gọi là Cinnamaldehyde).

Cinnamomum loureiroi – Viêt Nam gọi là Quế Thanh, đây là loại quế này có hàm lượng dầu đặc biệt cao, mang lại hương vị cay nồng. Quế được trồng phổ biến từ Thanh Hóa đến các tỉnh phía Nam Việt Nam.

Cinnamomum verum – có tên gọi là Quế Ceylon do có nguồn gốc từ Sri Lanka. Đây là loại quế được đánh giá cao vì hương vị ngọt ngào, êm dịu. Tuy nhiên do giá thành đắt nên không phổ biến trên thị trường. Vỏ quế Ceylon thường khá mềm, có màu nâu hơi đậm và vị ngọt nhẹ, ít đắng bởi nó chỉ chứa khoảng 50 – 63% hợp chất Cinnamaldehyde.

Cinnamomum burmanii – Đây là loại quế của Indonesia, còn gọi là Korintje. Nó được yêu thích vì hương vị ngọt ngào, tinh tế, nhẹ nhàng.

Đây là bốn loài này có giá trị ẩm thực và thương mại cao nhất thế giới hiện nay.

Vỏ quế

2. Những điểm khác nhau giữa tinh dầu vỏ quế và tinh dầu lá quế được sản xuất tại Việt Nam.

2.1 Nguyên liệu chưng cất.

Chắc chắn, đó là sự khác nhau cơ bản. Tinh dầu vỏ quế được chưng cất từ nguyên liệu là phần vỏ ở thân cây quế. Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế cao hơn phần lá rất nhiều. Đặc biệt là hàm lượng cinnamaldehyde. (>88%)

Còn tinh dầu lá quế được sản xuất từ nguyên liệu là phần cành và lá của cây quế. Hàm lượng tinh dầu trong lá quế là giao động từ 0.5-1%. Thành phần cinnamldehyde chiếm khoảng hơn 80%.

2.2 Giá cả.

Tinh dầu vỏ quế đắt hơn tinh dầu lá quế vì cần rất nhiều vỏ để sản xuất dù chỉ một lượng nhỏ tinh dầu. Vỏ cây quế cũng là một sản phẩm gia vị có giá trị cao, được ưa chuộng trên toàn thế giới.

2.3 Hương vị

Cả hai loại dầu—Lá và Vỏ cây—có mùi thơm ấm áp, cay nồng của Quế. Nhưng Vỏ Quế có hương vị mạnh mẽ, tinh khiết hơn so với hương vị ngọt, hơi nồng hơn của Dầu Lá quế.

2.4 Thành phần hóa học

Cinnamal Dehyde là thành phần quan trọng quyết định hương vị của quế.

Dầu vỏ quế rất giàu cinnamaldehyde (>= 85%)

Lượng  Cinnamal Dehyde trong tinh dầu lá quế là khoảng (>= 78%)

Cinnamaldehyde (và các thành phần khác trong tinh dầu Quế) có khả năng ức chế vi khuẩn, chống nấm, chống oxy hóa. Bên cạnh đó, đây cũng là thành phần hương liệu được yêu thích trên thế giới. Người ta cũng dùng Cinnamaldehyde trong việc bảo vệ thực phẩm và thuốc trừ sâu hại. Bên cạnh đó, ngoài tạo hương vị trong dược phẩm, Cinnamaldehyde còn có tác dụng tốt cho hệ hô hấp, điều trị cảm cúm, cảm lạnh…

Hệ thống chưng cất hơi nước tại nhà máy tinh dầu Yên Bái

3. Tinh dầu quế được sản xuất tại xưởng tinh dầu VIPSEN

VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu và sản xuất tinh dầu tự nhiên hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm tinh dầu được sản xuất theo phương pháp tiên tiến, đạt chất lượng cao với 100% thành phần tự nhiên, không có chất phụ gia hay có sự pha trộn.

Sản phẩm tinh dầu quế lá và tinh dầu quế vỏ được VIPSEN sản xuất từ nguồn nguyên liệu chọn lọc, từ những vùng trồng nguyên liệu nổi tiếng tại Việt Nam là tỉnh Yên Bái. Bên cạnh đó, VIPSEN sử dụng công nghệ chưng cất phân đoạn để sản xuất ra sản phẩm Cinnamaldehyde tự nhiên nồng độ lên tới 99%.  Quy trình sản xuất từ khâu gieo trồng, thu hoạch nguyên liệu cho đến sản xuất, bảo quản thành phẩm luôn được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Sản phẩm tinh dầu quế của VIPSEN không những được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086

Email: Export@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan