#Cinnamaldehyde hay #Cinnamic_Aldehyde – Hợp chất kỳ diệu của tự nhiên
Có rất nhiều người mê mẩn với mùi hương của tinh dầu quế. Cùng với đó, bánh kẹo hay các loại thực phẩm mang hương vị quế đều mang đến sức hấp dẫn khó tả. Điều gì đã tạo nên sự cuốn hút kỳ lạ như vậy?
Đó chính là nhờ hợp chất Cinnamaldehyde. Cùng VIPSEN tìm hiều nhé..
1. Vài nét về Cinnamaldehyde .
1.1 Cinnamaldehyde là gì?
Cinnamaldehyde hay còn được biết đến là Cinnamic Aldehyde, 3-phenyl-2-propane, Pheny Acrolein, Cinnamyl aldehyde, trans-cinnamaldehyde… Đây là thành phần chính có trong vỏ và lá cây quế (Cinnamon hay Cassia) có nguồn gốc xuất xử từ Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka…Cinnamaldehyde cũng được tìm thấy trong cây Long Não.
Có công thức hóa học là C6H5CH = CHCHO, Cinnamaldehyde là một hợp chất hữu cơ xuất hiện tự nhiên chủ yếu là đồng phân trans (E), mang lại hương vị và mùi cho quế. Tinh dầu vỏ quế chứa khoảng 80-85% thành phần là Cinnamaldehyde.
1.2 Lịch sử
Cinnamaldehyde được xác định công thức phân tử vào năm 1834 nhờ vào việc phân lập từ tinh dầu quế bởi nhà khoa học người Pháp Jean Baptiste Andre Dumas (1800-1884) và Eugene Melchior Peligot (1811 – 1890). Hợp chất được tổng hợp trong phòng thí nghiệm bởi nhà khoa học người Ý Luigi Chiozza năm 1854. Công thức cấu trúc của nó chỉ được giải mã vào năm 1866 bởi nhà hóa học người Đức Emil Erlenmeyer (1825 – 1909)
2. Công dụng của Cinnamaldehyde
Cinnamaldehyde có tác dụng chống vi khuẩn, chống nấm, tạo hương và mùi vị trong ngành chế biến thực phẩm và công dụng chống bệnh tiểu đường.
2.1 Chất chống vi khuẩn và nấm.
Theo nghiên cứu của Đại Học Illinois, Chicago, Cinnamaldehyde ngăn chặn hơn 50% sự phát triển của vi khuẩn khoang miệng. Hợp chất này đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và các mầm bệnh khác trong lưỡi.
Trong một nghiên cứu có tiêu đề “Các hoạt động kháng khuẩn của dầu quế và Cinnamaldehyde từ cây thuốc Trung Quốc Cinnamomum cassia Blume” được công bố trên Tạp Chí y học Trung Quốc tại Mỹ, Cinnamaldehyde có hiệu quả ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau bao gồm vi khuẩn gram dương và gram âm. Nó có thể ức chế Escherichia coli, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Staphylococcus aureus, Shigella kiết lỵ, thương hàn và phó thương hàn, trực khuẩn, phế cầu, aerobacillus, proteus, bệnh than, Salmonella enteritidis, Vibrio cholerae…
Các chuyên gia y tế cũng đã phát hiện ra rằng Cinnamic Aldehyde có tác dụng đáng kể đối với nấm. Tác dụng kháng nấm của sản phẩm này đối với 22 loại nấm gây bệnh có điều kiện cho thấy Cinnamic Aldehyde là một hoạt chất chống nấm. Hợp chất thực hiện vai trò này bằng cách phá hủy thành tế bào nấm, làm cho thuốc xâm nhập vào tế bào nấm và phá hủy các bào quan.
2.2 Chất tạo hương vị
Cinnamaldehyde chủ yếu được thêm vào thực phẩm và thuốc để nâng cao chất lượng về hương thơm và mùi vị. Các ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo, đồ uống, gia vị, nước sốt… đều ưa thích sử dụng hợp chất này để tăng sức hấp dẫn và kích thích vị giác người tiêu dụng
Cinnamaldehyde cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa, chất khử mùi, chất tẩy rửa, nước súc miệng, thuốc đánh răng… như một chất tái tạo hương trái cây và các hương thơm tự nhiên.
Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn
Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN