Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ văn phòng: D7-TT9 KĐT Xuân Phương Tasco, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Blogs

Kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng hữu cơ

07/05/2024 vipsen

1. Nông nghiệp hữu cơ

1.1 Nông nghiệp hữu cơ là gì

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất nhằm:

  • Duy trì giá trị dinh dưỡng của đất, nước, hệ sinh thái và bảo vệ sức khỏe con người.
  • Bảo vệ môi trường, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học
  • Phát triển vùng trồng bền vững, mang lại giá trị bình đẳng cho tất cả các thành phần tham gia.
  • Sản phẩm chất lượng cao, an toàn với sức khỏe con người.

1.2 Yêu cầu chung

  • Đất không bị ô nhiễm do sử dụng hóa chất từ những năm trước đó (phân hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật…)
  • Đối với vùng đất có sử dụng hóa chất để canh tác cần giai đoạn chuyển đổi:

Đối với cây trồng ngắn ngày, gia đoạn chuyển đổi từ đất canh tác truyền thống sang đất trồng hữu cơ là 24 tháng

Đối với cây trồng dài ngày thì giai đoạn chuyển đổi là 36 tháng.

  • Đất canh tác cần ở khu vực riêng, cách ly với khu vực xung quanh để tránh ô nhiễm. Có thể trồng thêm loài cây khác để làm vùng đệm ngăn cản sự ô nhiễm đi theo chiều gió.
  • Vật dụng trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch cần phải mới và đảm bảo sạch sẽ, chưa qua sử dụng
  • Ghi chép thường xuyên vật tư đầu vào, ghi nhật ký canh tác
  • Sử dụng hạt giống, nguyên liệu thực vật hữu cơ.
  • Có biện phám ngăn chặn nguy cơ sói mòn đất bề mặt và đất bị nhiễm mặn.

Ruộng gừng tại Thanh Hóa

2. Tổng quan về gừng

2.1 Đặc điểm gừng Việt Nam

Gừng Việt Nam tên tiếng Anh là Ginger, tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe, là một loài thực vật thuộc họ Zingiberaceae, được sử dụng rộng rãi như một gia vị, hay thảo dược.

Gừng Việt Nam là một loại cây thân thảo nhỏ, khi phát triển có thể đạt chiều cao 0,6 – 1 m. Thân rễ phình to, phân nhánh và mọc bò ngang. Lá có các bẹ dài, không cuống, nhọn ở phần đỉnh và đáy, ôm lấy nhau tạo thành thân giả. Lá dài 15 – 30cm, bề ngang khoảng 2cm, mặt nhẵn, gân giữa màu trắng, có mùi thơm.

Hoa của cây gừng thường không đều. Hoa gừng mọc thành cụm, phát triển từ thân rễ vào tháng 10 hàng năm. Cuống của cụm hoa có thể dài từ 15 – 30cm. Cành hoa có hình trứng hoặc hình trụ.

Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm và vị cay nóng.

Tại Việt Nam có ba loại gừng chính được trồng phổ biến: gừng sẻ, gừng sẻ lai và gừng trâu. Trong đó, gừng trâu với thân hình mập mạp, ít nhánh, nhánh tròn dễ gọt vỏ, đây là gừng được ưa thích cho thị trường xuất khẩu. Gừng sẻ, củ nhỏ, nhiều nhánh nhọn, nhưng thơm và cay đậm hơn các loại gừng còn lại.

2.2 Vùng trồng gừng

Cây gừng được trồng bằng củ già, có mầm nhú và được thu hoạch sau khoảng 10-11 tháng. Cây sinh trưởng mạnh nhất vào mùa hè hoặc mùa thu khi có khí hậu nóng ẩm. Sau một năm trồng, nếu không thu hoạch thì lá thường có khuynh hướng lụi tàn vào mùa đông và có thể tái sinh trở lại từ mầm nhú ra từ thân rễ. Khi thu hoạch, cây được nhổ lên và cắt lấy phần củ, loại bỏ sạch đất cát. Sau đó đem về rửa sạch, dùng ở dạng tươi hoặc đem phơi khô.

Tại Việt Nam, cây gừng được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ miền núi cho đến đồng bằng. Tuy nhiên, cây gừng phát triển tốt nhất ở vùng đồi, núi ở những nơi có đất mùn, thoát nước tốt và nhiều ánh sáng. Gừng có thể được trồng xen canh dưới tán các loại cây khác, tuy nhiên hiệu quả không cao và cần nhiều công bón phân để cải thiện dinh dưỡng đất.

Củ gừng

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng hữu cơ

3.1 Lựa chọn vùng trồng

– Chọn đất có hàm lượng mùn cao, tơi xốp, tầng đất dày, ít đá lẫn, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt, giữ được độ ẩm trong suốt thời gian sinh trường của cây gừng. Ưu tiên chọn đất thịt tơi xốp, đất pha cát, tránh trồng trên vùng đất cát hay đất sét.

– Đất có độ pH thích hợp nhất là 5.5-7, cũng có thể chọn đất có độ pH thấp hơn 4-5.5

– Gừng cũng có thể trồng xen dưới tán cây, độ che phủ 20-30%

3.2 Thời vụ trồng

– Miền Bắc, gừng thường được trồng vào mùa xuân: khoảng tháng 2-4 hàng năm. Miền Nam, thời vụ trồng tốt nhất là đầu mùa mưa.

– Thời gian sinh trường cho khai thác từ 10-11 tháng

3.3 Chuẩn bị giống

– Gừng giống là gừng già trên 10 tháng tuổi, không nhiễm sâu bệnh.

– Gừng giống cần để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom bằng tay, không dùng dao cắt nhằm tránh lây lan mầm bệnh.

– Sau khi bẻ hom 4-6 tiếng, nên xếp đều gừng, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày, dùng rơm mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kin trong khoảng 1-2 tuần

– Sau 10-15 ngày, các hom gừng nhu mắt thì có thể đem trồng.

– Gừng giống đem trồng cần được chọn lọc cẩn thận: chọn củ có đường kính lớn hơn 1,5 cm, không bị sâu thối, có từ 1-3 mắt, bên tring ruột có màu vàng.

Người nông dân đang trồng gừng

3.4 Làm đất

– Đất trồng gừng cần được thu gom cỏ dại, dọn vệ sinh sạch sẽ.

– Cày và phơi đất để tạo độ tơi xốp và diệt mầm bệnh có trong đất

– Dùng vôi bột để khử chưa, khử khuẩn và diệt mầm bệnh (50-60kg vôi bột/1000m2) Rắc đều mặt luống trước khi bón phân 1 tuần

– Tạo luống rộng từ 120-150cm, cao khoảng 35-40 cm. Đất dốc nên sắp xếp luống cách luống 40-50cm, hốc cách hốc 20-30cm. Bón lót phân vào hố và lấp một lớp đất mỏng.

3.5 Kỹ thuật trồng.

– Đặt củ giống vào hốc, mỗi hốc đặt từ 1-2 hom, cách mặt luống khoảng 15-20cm và lấp lớp đất nhỏ và tơi xốp lên củ Gừng cho đến khi bằng mặt luống rồi ấn nhẹ tay để đất tiếp xúc tốt với củ.

– Gừng nảy chồi ngang, do đó nên đặt củ nằm ngang hoặc xuôi theo hàng trồng để chồi dễ phát triển.

– Sau khi trồng, phủ lá cây, rơm rạ lên mặt luống để tạo độ ẩm cho đất và bổ sung phân hữu cơ hoai mục

3.6 Phân bón

– Chỉ sủ dụng phân bón hữu cơ đã hoai mục. Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón hóa học

– Lượng phân bón: 3 tấn phân chuồng đã ủ hoai mục dùng cho 1000m2 ruộng

+/ Bón lót 2/3 số phân trên trước khi trồng

+/ Số còn lại bón thúc, kết hợp với làm sạch cỏ, vun hốc khi Gừng từ 60-90 ngày tuổi.

– Bổ sung chế phẩm sinh học EM (vi sinh vật có ích) nhằm thúc đẩy quá trình hấp thu chất dinh dưỡng cho Gừng và phân giải những chất khó tan trong đất, giúp gừng phát triển khỏe mạnh và phòng ngừa nấm bệnh.

– Sử dụng phân chuồng, phân gia súc có nguồn gốc tự nhiên, không dùng phân từ các trang trại chăn nuôi công nghiệp để tránh tình trạng còn tồn dư tạp chất.

Cánh đồng gừng mới trồng

3.7 Chăm sóc

– Sau khi trồng hai tuần, gừng bắt đầu mọc chồi và có lá non. Tiến hành làm cỏ dại bằng tay, vun gốc khi gừng đath 30-60 ngày tuổi, 60-120 ngày tuổi, 120-150 ngày tuổi. Làm sạch cỏ và lấp đất quanh gốc gừng.

– Khi làm cỏ tránh làm đứt rễ gừng. Gừng bị đứt rễ sẽ có hiện tượng lá vàng và hỏng dần.

– Gừng cần vun gốc, phủ rơm rạ để giúp giữ ẩm đất và giảm cỏ dại phát triển và làm tăng diện tích cho các nhánh gừng phát triển.

– Không để lộ củ khỏi mặt đất, do như vậy, gừng sẽ ngừng phát triển và làm giảm chất lượng gừng sau thu hoạch.

4. Thu hoạch gừng

4.1 Thời điểm thu hoạch

– Thu hoạch gừng sau 9-10 tháng tuổi. Khi thấy lá khô héo, chuyển sang màu vàng khoảng 2/3 diện tích, đó là dấu hiệu có thể tiến hành thu hoạch.

4.2 Dụng cụ thu hoạch

Dụng cụ thu hoạch gồm: cuốc, sọt, bao. Tất cả cần phải sử dụng mới, riêng biệt và được vệ sinh sạch sẽ.

4.3 Kỹ thuật thu hoạch

Khi thu hoạch cần tránh làm xây xát, gãy hoặc dập củ

Khi đào, nên giữ cả khóm củ, cuốc xa gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ và rũ hết đất bám trên củ.

Gừng khỏe mạnh, không bị sâu, không hối hỏng. Bao tải chứa gừng phải mới chưa qua sử dụng và được dán tem đầy đủ.

Gừng vừa thu hoạch được tập kết tại nhà máy

4.4 Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển cần được vệ sinh sạch sẽ, trải bạt mới. Gừng cần được gói kín cẩn thận trong quá trình vận chuyển.

4.5 Sơ chế và lưu kho

Gừng sau thu hoạch cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

Tách biệt kho chứa gừng thường và gừng hữu cơ. Có biển báo để phân biệt hai kho hàng khác nhau. Nếu dùng chung một kho, cần phải có tấm ngăn cách và giữ khoảng cách xa khu vực  gừng thường và khu vực gừng hữu cơ.

4.6 Đóng gói, ghi nhãn và bảo quản

Tất cả bao, sọt, thùng, khay chứa gừng hữu cơ cần phải được dán tem, nhãn và ghi thông tin đầy đủ.

Nếu cần bảo quản lạnh, cần điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để tránh bị nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.

Mẫu phiếu đóng gói như sau:

Tên cơ sở sản xuất:……………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………………………………………………………

PHIẾU ĐÓNG GÓI

Tên sản phẩm:

Tên khoa học

Khối lượng tịnh………………….. Khối lượng cả bì……………………………

Mã số lô:………………Ngày sản xuất……………..Hạn sử dụng……………..

Địa chỉ vùng trồng:………………………………………………………………………………

Thông số khác (Độ ẩm, phân loại, số bao, số công bố, yêu cầu về bảo quản…)…

Gừng sau khi rửa tại nhà máy VIPSEN

5. Gừng VIPSEN

VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu, gieo trồng và chế biến nông sản gia vị hàng đầu tại Việt Nam. Với vùng trồng rộng lớn, cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về nông nghiệp, VIPSEN luôn hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ quy trình từ khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Các sản phẩm nông sản gia vị được chế biến và sản xuất theo phương pháp tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để đạt chất lượng cao, sản lượng lớn và tối ưu giá thành.

VIPSEN đang tập trung sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm về gừng, quế, hồi, tinh dầu và hương liệu chiết xuất từ những thực vật đặc trưng của Việt Nam. Riêng về gừng, VIPSEN đang đưa ra thị trường trong và ngoài nước các sản phẩm như: gừng tươi, gừng khô thái lát, gừng gọt vỏ đông lạnh, bột gừng, tinh dầu gừng và oleoresin gừng. Các sản phẩm sản xuất từ vùng nguyên liệu do chính VIPSEN quản lý, thu hoạch và chọn lọc. Với đội ngũ chuyên gia nông nghiệp giàu kinh nghiệm, VIPSEN đang hướng tới việc phát triển vùng trồng và sản xuất ra các sản phẩm đạt chứng nhận GlobalGAP, Organic (nông nghiệp hữu cơ), JAS… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086

Email: Export@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan