Canh tác gừng hữu cơ: Ghi chép sổ sách
Tháng 8/2018, Việt Nam đã ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP, đã định nghĩa nông nghiệp hữu cơ là ”Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái”
Các hoạt động liên quan đến trồng, chăm sóc và thu hoạch Gừng hữu cơ cần phải được ghi chép cẩn thận vào sổ ghi chép để phục vụ công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc và là một phần bắt buộc trong hệ thống kiểm soát nội bộ hữu cơ ICS.
1. Hệ thống kiểm soát nội bộ ICS
Hệ thống kiểm soát nội bộ ICS (Internal control System) là hệ thống đảm bảo chất lượng bằng tài liệu mà cho phép tổ chức thanh tra bên ngoài được ủy quyền làm thanh tra hàng năm đối với tất cả các thành viên trong tổ chức được chứng nhận.
Hệ thống kiểm soát nội bộ là một yếu tố quan trọng trong canh tác nông nghiệp hữu cơ, với việc tham gia của nhiều thành phần từ người nông dân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tổ chức liên kết, chế biến… Cùng với đó là quy trình sản xuất cần được kiểm soát nghiêm ngặt theo đúng quy định để đạt chứng chỉ hữu cơ trong thời gian dài.
Mục tiêu của ICS:
– Đảm bảo các hoạt động canh tác hữu cơ được thực hiện đúng và tuân thủ quy định.
– Các thông tin được ghi chép, truyền đạt chính xác, đáng tin cậy với sự cập nhật và hoàn thiện thường xuyên hướng đến hiệu quả công việc cao và dễ dàng tra cứu, truy xuất.
– Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần tham gia công tác hữu cơ một cách nhất quán và hiệu suất cao,
– Kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro, giảm thiểu chi phí và đảm bảo quyền lợi bình đẳng cho các thành viên tham gia.
Hệ thống kiểm soát nội bộ ICS trong canh tác hữu cơ yêu cầu:
– Các báo cáo cần thiết phải được ghi chép thường xuyên, đúng thời điểm, đáng tin cậy
– Thông tin cần phải sắp xếp theo đúng biểu mẫu nhất quán
– Nội dung cần được chỉnh bày rõ ràng, hợp lý có tính logic.
2. Một số biểu mẫu trong sổ ghi chép canh tác hữu cơ
2.1 Bìa sổ ghi chép
Công ty………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ…………………………………………………………………………SĐT…………………………………………………………………
SỔ GHI CHÉP
SẢN XUẤT GỪNG HỮU CƠ
Tên hộ trồng:
Mã số ICS
Điện thoại
Địa chỉ
Tên thửa đất canh tác hữu cơ
Diện tích canh tác hữu cơ
2.2 Diện tích canh tác hữu cơ hàng năm
Tên ruộng
Diện tích
Sản lượng ước tính
Tên các hoạt động | Thời gian thực hiện (đánh dấu X) | Ghi chú | |||||||||||
Làm đất | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
Bón lót | |||||||||||||
Chuẩn bị giống | |||||||||||||
Trồng | |||||||||||||
Làm cỏ | |||||||||||||
Bón phân | |||||||||||||
Quản lý sâu bệnh hại | |||||||||||||
Làm phân ủ | |||||||||||||
Làm thuốc sinh học |
2.3 Mua/tiếp nhận vật tư đầu vào (phân bón, thuốc BVTV sinh học, giống…)
Ngày mua/tiếp nhận | Tên vật tư (Ghi đúng tên nhãn) | Số lượng (g, kg, gói…) | Ngày hết hạn sử dụng (nếu có) | Tên và địa chỉ người bán/cấp | Ghi chú |
2.4 Theo dõi thời gian ủ phân hoai mục
Thời gian (Ngày/tháng) | Mô tả công việc (Thu gom vật liệu, ủ phân, đảo phân,…) | Chi tiết hoạt động (Tên vật tư, số lượng, phương pháp sử dụng…) | Ghi chú |
2.5 Theo dõi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tự nhiên
Thời gian (Ngày/tháng) | Mô tả công việc (Thu gom vật liệu, ủ phân, đảo phân,…) | Chi tiết hoạt động (Tên vật tư, số lượng, phương pháp sử dụng…) | Ghi chú |
2.6 Theo dõi trồng và chăm sóc (làm đất, trồng, bón phân, làm cỏ)
Thời gian (ngày/tháng) | Mã số/tên thửa ruộng | Mô tả công việc (Trồng, bón phân, làm cỏ) | Chi tiết hoạt động (Tên vật tư, số lượng, cách dùng…) | Tên người thực hiện |
2.7 Theo dõi và quản lý sâu bệnh
Thời gian Ngày/tháng | Mã số/Tên thửa ruộng | Mô tả biểu hiện sâu bệnh hại | Mô tả cách xử ký sâu bệnh hại (Nhổ cỏ, thuốc sử dụng, thành phần, số lượng dùng, phương pháp dùng…) | Thời gian cách ly (Nếu dùng thuốc) | Tên người thực hiện |
2.8 Theo dõi thu hoạch và bán sản phẩm hữu cơ
Thời gian Ngày/tháng | Mã số/Tên thửa ruộng | Lượng sản phẩm thu được | Lượng sản phẩm bán ra | Giá bán | Tình trạng sản phẩm | Tên người mua sản phẩm |
3. Gừng sản xuất tại VIPSEN
VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu, gieo trồng và chế biến nông sản gia vị hàng đầu tại Việt Nam. Với vùng trồng rộng lớn, cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về nông nghiệp, VIPSEN luôn hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ quy trình từ khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Các sản phẩm nông sản gia vị được chế biến và sản xuất theo phương pháp tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để đạt chất lượng cao, sản lượng lớn và tối ưu giá thành.
VIPSEN đang tập trung sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm về gừng, quế, hồi, tinh dầu và hương liệu chiết xuất từ những thực vật đặc trưng của Việt Nam. Riêng về gừng, VIPSEN đang đưa ra thị trường trong và ngoài nước các sản phẩm như: gừng tươi, gừng khô thái lát, gừng gọt vỏ đông lạnh, bột gừng, tinh dầu gừng và oleoresin gừng. Các sản phẩm sản xuất từ vùng nguyên liệu do chính VIPSEN quản lý, thu hoạch và chọn lọc. Với đội ngũ chuyên gia nông nghiệp giàu kinh nghiệm, VIPSEN đang hướng tới việc phát triển vùng trồng và sản xuất ra các sản phẩm đạt chứng nhận GlobalGAP, Organic (nông nghiệp hữu cơ), JAS… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086
Email: Tony@Vipsen.vn
Địa chỉ văn phòng: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ nhà máy tinh dầu VIPSEN: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.
Xưởng chế biến nông sản VIPSEN: Thủ Độ, An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn
Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN