Nông nghiệp hữu cơ: những yêu cầu chung
1. Nông nghiệp hữu cơ là gì
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất nhằm:
- Bảo vệ, duy trì, nâng cao dinh dưỡng của đất, sự phát triển bền vững của hệ sinh thái và sức khỏe con người.
- Bảo vệ, thực hiện xanh sạch môi trường.
- Đảm bảo lợi ích bình đẳng cho các thành phần tham gia hệ thống nông nghiệp hữu cơ.
- Sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe con người.
2. Những yêu cầu chung
- Đất không bị ô nhiễm do hóa chất (phân hóa học, thuốc diệt sâu bệnh, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa học)
- Đối với vùng đất đã từng dùng hóa chất trong canh tác, cần giai đoạn chuyển đổi:
– Đối với cây trồng ngắn ngày, giai đoạn chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang canh tác hữu cơ là 24 tháng.
– Đối với cây trồng dài ngày, giai đoạn chuyển đổi là 36 tháng.
- Ruộng canh tác hữu cơ cần đảm bảo cách ly tốt và tránh ô nhiễm lây lan từ khu vực xung quanh.
– Nếu ruộng bên cạnh có sử dụng các chất không được phép thì ruộng hữu cơ cần có vùng đệm để ngăn cản sự ô nhiễm lây lan tới
– Nếu có nguy cơ ô nhiễm theo chiều gió thì cần trồng cây khác, hoặc che ngăn cách bằng tại vùng đệm để ngăn cản sự ô nhiễm bị lan sang khi phun hóa chất.
– Nếu có sự ô nhiễm nước thì cần có bờ đất hoặc mương rãnh để ngăn cản nước ô nhiễm chảy qua.
- Cần có các biện pháp ngăn chặn sự xói mòn và sự nhiễm mặn đất.
- Vật dụng đựng và vận chuyển sản phẩm hữu cơ cần phải sạch sẽ và chưa qua sử dụng.
- Ghi chép liên tục các vật tư đầu vào của trang trại và ghi nhật ký canh tác vùng trồng hữu cơ.
- Sử dụng hạt, củ, cành, cây giống và nguyên liệu thực vật hữu cơ.
3. Những hoạt động không được phép
– Không phá rừng tự nhiên, rừng phòng hộ để canh tác hữu cơ
– Không đốt thân cây, rơm rạ, trừ trường hợp canh tác chuyển vụ truyền thống
– Không sản xuất song song: Cây trồng ở ruộng hữu cơ phải khác cây trồng ở ruộng truyền thống
– Không xử lý hạt, củ, cành, cây giống … bằng thuốc trừ sâu trong danh mục bị cấm
– Cấm sử dụng hóa chất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ…)
– Cấm sử dụng hooc-môn tổng hợp, chất kích thích tăng trưởng.
– Cấm sử dụng các loại vật tư đầu vào chứa vật liệu biến đổi gen (GMOS)
– Không sử dụng phân lấy từ các trang trại chăn nuôi công nghiệp để tránh tình trạng tồn dư tạp
chất không mong muốn như thuốc kích thích, hoóc-môn tăng trưởng và chất cấm khác.
– Cấm sử dụng phân bắc, phân ủ đô thị.
– Cấm sử dụng bình phun đã sử dụng cho ruộng truyền thống sang ruộng hữu cơ.
– Cấm sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng gây hại trong kho chứa sản phẩm (Thuốc xịt kiến, gián…)
4. Hoạt động được khuyến khích thực hiện.
- Quản lý dinh dưỡng vùng trồng
– Phân bón hữu cơ nên gồm nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau như phân chuồng, phân xanh và các chất khoáng khác có nguồn gốc tự nhiên;
– Phân gia súc có thể được sử dụng khi đã hoai mục hoặc phải được ủ nóng. Nếu phân gia súc không được ủ thì sau bón 120 ngày mới được thu hoạch;
– Phân khoáng chỉ được sử dụng làm nguồn bổ sung từ các nguồn đã được phê chuẩn bởi tổ chức chứng nhận hữu cơ như đá khoáng phốt phát (lân nung chảy).
– Được sử dụng tro bếp, đá vôi, vôi bột, đá trầm tích khi cần;
– Được bổ sung dinh dưỡng vi lượng từ nguồn khoáng tự nhiên (như đồng, cô ban, sulphat, selen, bo, mangan, mô líp đen, kẽm, i-ốt, sắt. Không được phép sử dụng Nitrate và chlorua);
– Được sử dụng phân vi sinh được làm từ các nguyên liệu tự nhiên;
– Được dùng chế phẩm EM dạng lỏng, rỉ đường, phân giun, nước dịch do giun được nuôi từ chất thải có nguồn gốc thực vật hoặc phân động vật được phép áp dụng trong sản xuất hữu cơ;
– Được dùng các vật liệu tự nhiên thu gom từ chính trang trại hoặc bên ngoài để làm phân ủ và làm lớp phủ (rơm rạ, vỏ trấu, mùn cưa, cây xanh, vỏ hạt cà phê, vỏ trấu…).
- Trong quản lý sâu bệnh hại và côn trùng
– Được dùng các dung dịch hoặc chiết xuất từ thực vật có tác dụng kiểm soát côn trùng (vd:
cây thuốc lá, cây dây mật, xoan Ấn Độ).
– Được dùng chế phẩm sinh học như dung dịch làm từ tỏi, gừng, ớt.
– Sử dụng bẫy côn trùng: Bẫy dính (có chất dẫn dụ hoặc keo/ mỡ feromon); bẫy đèn, bẫy
chuột;
– Dùng các loại cây xua đuổi côn trùng như cỏ sả, cỏ tranh và hoa cúc.
– Được dùng (nhưng phải thận trọng) các vật liệu để kiểm soát nấm mốc, vi khuẩn và côn trùng như lưu huỳnh, đồng, dầu khoáng pha nước tỷ lệ 1%, thuốc vi sinh BT (Bacillus thuringensis) và thuốc muối Sodium bicarbonate.
5. Phát triển nông nghiệp hữu cơ – con đường đi phía trước của VIPSEN.
VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu, gieo trồng và sản xuất nông sản gia vị hàng đầu tại Việt Nam. Với vùng trồng rộng lớn, cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về nông nghiệp, VIPSEN luôn hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất từ khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảo quản. Các sản phẩm nông sản gia vị được chế biến và sản xuất theo phương pháp tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để đạt chất lượng cao, sản lượng lớn và giá cả cạnh tranh.
Các sản phẩm chính đang được VIPSEN sản xuất và xuất khẩu gồm gừng, quế, hồi cũng như tinh dầu và hương liệu tự nhiên chiết xuất từ những thực vật đặc trưng của Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia nông nghiệp giàu kinh nghiệm, cùng với mạng lưới liên kết với các hợp tác xã nông nghiệp rộng lớn tại Việt Nam, VIPSEN đang hướng tới phát triển các sản phẩm đạt chứng nhận FDA, GlobalGAP và Organic (nông nghiệp hữu cơ) để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086
Email: Tony@Vipsen.vn
Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ nhà máy: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.
Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn
Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN