Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ văn phòng: D7-TT9 KĐT Xuân Phương Tasco, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Nông sản gia vị

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạc hà

24/05/2024 vipsen

Tổng quan về cây bạc hà

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây bạc hà tại Việt Nam có tên tiếng Anh là cornmint (Japanese mint), tên khoa học là Mentha Arvensis L thuộc họ Lamiaceae.  

Bạc hà là một loại cây thân thảo, cao khoảng 60-80cm. Lá có màu xanh đậm, hình trứng, mép lá có hình răng cưa, dài 4-9 cm và rộng từ 1.5-4.

Cây bạc hà mọc thành đám gồm nhiều chồi ngắn hoặc dài.  Quả khá nhỏ và có 4 hạt. Cây ra hoa vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Hoa bạc hà kích thước nhỏ và có thể có nhiều màu sắc khác nhau như màu trắng, hồng, tím hay màu tím hồng. Cây thường được thu hoạch lúc mới ra hoa vào các tháng 5, 8 hoặc 11.

Bạc hà có vị cay, mát, thường được ứng dụng làm hương liệu trong thực phẩm. Trong bạc hà chứa rất nhiều tinh dầu, thành phần chính là menthol.

Trong  bạc hà có chứa hàm lượng vitamin A và chất chống oxy hóa rất cao. Đây đều là những chất rất có lợi cho sức khỏe, nó bảo vệ cơ thể khỏi căng thẳng, oxi hóa và tăng cường thị lực cho mắt. Ngoài ra, rau bạc hà cũng bao gồm một lượng nhỏ dưỡng chất và khoáng chất khác như: kali, magie, canxi, vitamin B, B1, B2, B3, phốt pho, vitamin C, sắt, chất xơ.

Lá bạc hà tươi có hàm lượng calo rất thấp, khoảng 25g lá tươi chỉ cho 4 calo. Trong Lá bạc hà tươi chứa lượng protein và chất béo không đáng kể, ngoài ra nó cũng chỉ chứa một ít carbohydrate. Trong 25g lá bạc hà tươi thường chỉ chứa 1 gam carbohydrate (trong đó đã bao gồm cả 0,5g chất xơ). Chất xơ chứa trong rau bạc hà cũng có các tác dụng tốt cho sức khỏe như giúp giảm mức cholesterol trong máu và làm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Trong bạc hà, hàm lượng tinh dầu từ 1 – 1,2% có khi cao hơn 1,3 – 1,5%

1.2 Điều kiện trồng

Thời điểm lý tưởng nhất để trồng bạc hà là khoảng đầu mùa xuân hoặc mùa thu ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Bạc hà sinh trưởng nhanh, trong thời gian ngắn là có thể thu hoạch.

Bạc hà thường được trồng bằng cách gieo hạt hoặc bằng cành. Tuy nhiên việc trồng bằng cành phổ biến hơn vì việc thực hiện đơn giản và hiệu quả cao.

Bạc hà là cây dễ trồng, đất cần tơi xốp, độ ẩm tốt không bị úng nước.  Bạc Hà cần tưới nước vừa phải. Bạc hà sinh trưởng tốt trong bóng râm, cường độ ánh nắng trung bình. Sau khoảng 1 tháng trồng là có thể thu hoạch. Một cây bạc hà có thể cho thu hoạch nhiều lần.

1.3 Vùng trồng tại Việt Nam

Bạc hà tập trung chủ yếu ở các vùng Âu Á có khí hậu ôn đới. Tại Việt Nam,  Cây bạc hà đuợc trồng tại nhiều vùng, miền đồng bằng và ở miền núi như Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Bắc Cạn, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Ninh Bình

2. Kỹ thuật trồng cây bạc hà

2.1 Chọn giống

Bạc hà thường được trồng bằng phương pháp gieo hạt hoặc phương pháp giâm nhánh của cây khỏe mạnh. Tại Việt Nam, cách phổ biến là phương pháp giâm nhánh, do hạt bạc Hà khó để hình thành, sau khi gieo sẽ tốn nhiều thời gian, công sức để chăm sóc.

Với phương pháp giâm nhánh, cần chọn phần nhánh cây từ cây khỏe mạnh.

2.2 Làm đất

Bạc hà không kén đất trồng. Tốt nhất là đất mùn, đất pha cát, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Cần đảm bảo làm đất tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước nhanh.

Làm luống cao khoảng 20-25cm, rộng 1-1.2m. Các luống trồng cách nhau khoảng 40-45cm, trên mỗi luống trồng cây cách nhau khoảng 15-20cm.

Đất cần được cày sâu, dọn sạch cỏ dại, phơi ải khoảng 1-2 ngày hoặc rải vôi bột để diệt trừ nầm hay mầm bệnh.

2.3 Trồng cây

Thời điểm lý tưởng nhất để trồng cây Bạc Hà là đầu mùa xuân, mùa thu hoặc những nơi có khí hậu mát mẻ. Bạc hà sinh trưởng tốt trong bóng râm, ánh nắng có cường độ trung bình.

Cắt một đoạn nhánh trên cây bạc hà khỏe mạnh, có độ dài từ 10-15cm, có khoảng 3-4 lá. Cắm thân cây xuống luống trồng, cách nhau khoảng 15cm. Căm sao cho phần thân sâu khoảng 8-10cm rồi nén đất quanh thân.

Mật độ: 500.000cây/ha trồng khoảng cách 20x10cm..Mật độ: 200.000cây/ha trồng khoảng cách 20x25cm

Bạc hà 2 tháng tuổi

2.4 Chăm sóc

Duy trì tưới nước đều đặn 1 lần/ngày. Luôn kiểm tra, đảm bảo đất có đủ độ ẩm cần thiết. Các luống trồng thoát nước tốt.

Đảm bảo cường độ ánh sáng trung bình, tránh ánh sáng mạnh của mặt trời vào mùa hè, nguyên nhân khiến cây bị khô héo.

Thường xuyên làm cỏ, cắt bỏ phần lá bị héo, cháy lá hay loại bỏ kịp thời những cây bị sâu bệnh để tránh lan truyền sang các cây khác. Việc cắt tỉa cũng giúp cây mọc thêm chồi phụ và kích thích cây phát triển nhanh hơn.

2.5 Bón phân.

Sử dụng phân hữu cơ (phân ủ hoai mục), đạm ure, supe lân, Kai Clorua để bón cho cây. Phân bón bừa đủ tránh thừa đạm để thu hút vi khuẩn hay tác nhận gây bệnh có hại.

Loại phânLượng phân/ha (kg)Tỷ lệ bón phân (kg)
Phân ủ hoai mục15000Bón lót 100kg
Đạm Ure270Bón thúc 100kg
Supe Lân200Bón lót 100kg
Kali Clorua130Bón lót 100Kg
  • Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ hoai mục + phân lân và kali.
  • Bón thúc: Bằng phân đạm vào thời kỳ cây ra cành, lá và sau các lứa cắt, mỗi lần bón 1/4 tổng lượng phân urê bằng cách pha loãng nồng độ 2% để tưới.

2.6 Phòng trừ sâu bệnh

Đối tượng gây hại nguy hiểm nhất trên bạc hà là bệnh gỉ sắt do nấm Puccinia menthae gây ra. Đặc điểm gây hại và biện pháp phòng trừ như sau:

  • Vết bệnh đầu tiên là những chấm màu vàng trong đến vàng nhạt, nằm rải rác ở mặt dưới lá, sau phát triển thành những u nổi, bên trong chứa một khối bào tử có màu nâu đỏ, khi còn non có màu vàng gạch. Cuối giai đoạn sinh trưởng bệnh phát triển nhiều, phủ kín lá, làm rụng lá gây giảm năng suất đáng kể.
  • Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm.

Biện pháp phòng trừ

  • Không nên trồng độc canh bạc hà trong nhiều năm mà nên luân canh với cây khác họ để hạn chế nguồn bệnh lây lan từ vụ này sang vụ khác.
  • Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đưa các tàn dư bệnh ra khỏi ruộng và tiêu hủy, dọn sạch tàn dư sau thu hoạch.
Ruộng Bạc hà chuẩn bị cho thu hoạch

2.7 Thu hoạch

Thu hoạch: Bạc hà trồng 2 – 3 tháng có thể thu hoạch. Tùy thời vụ trồng sớm, muộn và khả năng chăm sóc mà mỗi năm có thể thu hoạch 2 – 3 lứa. Thời điểm thu hoạch là khi cây ra hoa từ 70% trở lên. Chọn ngày nắng ráo cắt sát gốc lấy toàn bộ phần thân lá để cất tinh dầu. Trung bình, lứa thứ nhất có thể thu được 8 – 10 tấn, lứa thứ hai: 5 – 7 tấn, lứa thứ ba: 3 – 5 tấn thân lá tươi/ha. Năng suất tinh dầu thường đạt 70 – 100kg/ha.

Sơ chế: Loại bỏ các lá sâu, vàng. Nếu chưa kịp cất tinh dầu ngay thì cần tãi mỏng ở nơi râm mát, tránh để thành đống.

Bảo quản: Để nơi khô, mát, tránh để thành đống, từng thời điểm kiểm tra hàm lượng tinh dầu.

Thu hoạch Bạc hà

2.8 Sản xuất tinh dầu

Lá bạc hà tươi được hái vào lúc 10h sáng để thu được lượng tinh dầu tốt nhất. Sau đó đem rửa sạch rồi loại bỏ những lá không đều màu hoặc có màu tối, chỉ chọn ra những lá xanh, tươi nhất trước khi đưa vào nồi chưng cất.

Tinh dầu bạc hà được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Thành phần chính: Menthol >65%, Menthone 18-20%, Methyl acetate 2-3%, Limonene 1,8-2%.

Hiện nay, tinh dầu bạc hà được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và đồ uống, nước hoa…

Chưng cất tinh dầu Bạc hà tại khu vực nguyên liệu của VIPSEN

3. Tinh dầu bạc hà sản xuất tại VIPSEN

VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu và sản xuất tinh dầu tự nhiên hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm tinh dầu được sản xuất theo phương pháp tiên tiến, đạt chất lượng cao với 100% thành phần tự nhiên, không có chất phụ gia hay có sự pha trộn.

Sản phẩm tinh dầu bạc hà được VIPSEN sản xuất từ nguồn nguyên liệu chọn lọc, từ vùng trồng nguyên liệu của VIPSEN tại Ninh Bình, Việt Nam. Quy trình sản xuất từ khâu gieo trồng, thu hoạch nguyên liệu cho đến sản xuất, bảo quản thành phẩm luôn được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Sản phẩm tinh dầu bạc hà của VIPSEN không những được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Kakaotalk/Wechat: +84 868 855 086

Email: Tony@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ xưởng tinh dầu: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Địa chỉ xưởng chế biến gừng, hồi: Thủ Độ, An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan

29 06
Nông sản gia vị Spice agricultural product
Quy trình sản xuất gừng khô cắt lát tại xưởng VIPSEN
11 03
Nông sản gia vị
Công dụng của gừng
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Có nên sử dụng son handmade không?
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Tinh dầu và các cấp độ của tinh dầu
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Mua tinh dầu giá sỉ uy tín tại VIPSEN