Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ: 514/53/9 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Tin khoa học

Phân tích tinh dầu màng tang và các ứng dụng

11/03/2024 vipsen

Tinh dầu màng tang với những đặc tính tự nhiên và công dụng đa dạng đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Cùng Vipsen khám phá thành phần, giá trị và ứng dụng của loại tinh dầu này nhé!

1. Tên gọi, phân bố, sản lượng, giá trị kinh tế

Hoa màng tang

Màng tang là một loài cây bản địa ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Có 2 loại màng tang, một loại lá giàu cineol và một loại lá giàu linalool, cả 2 đều được gọi là màng tang hay sơn kê tiêu với tên tiếng anh là May chang, tên khoa học là Litsea cubeba.

Loại màng tang lá giàu linalool còn được gọi với tên “Mejankari” ở bang Assam, Ấn Độ. Loại này được phân bố chủ yếu ở Ấn Độ. Tại Việt Nam, loại màng tang này thường được phân bố ở một số khu vực có địa hình cao hơn mực nước biển không quá 300m như Tam Đảo, Ba Vì, Phú Thọ.

Loại màng tang lá giàu cineol phổ biến hơn, được phân bố ở Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam…. Ở Việt Nam, màng tang lá giàu cineol chủ yếu được tìm thấy ở Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái là các vùng núi cao phía Bắc cao hơn mực nước biển trên 1000m.

Ở Trung quốc, sản lượng tinh dầu màng tang hàng năm vào khoảng 500 – 1500 tấn

Hiện nay ở Việt Nam, tại các tỉnh Lào Cai Sơn La và các địa phương khác đã có các dự án quy hoạch mô hình sản xuất tinh dầu từ quả màng tang

Theo thông tin baosonla năm 2019, 1 kg quả màng tang có giá 5.000-7.000đ, mỗi 300kg quả tươi cho ra 8kg tinh dầu với giá 500.000đ/ Kg.

2. Sự khác nhau về thành phần hoạt chất trong tinh dầu và mùi hương từng loại

Có thể chưng cất tinh dầu từ rễ, cành, lá, hoa, quả cây màng tang. Tinh dầu được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của cây có thành phần, tính chất hóa lý và đặc điểm mùi hương khác nhau. Phổ biến nhất là tinh dầu từ lá và quả màng tang.

Tinh dầu màng tang từ lá chứa nhiều cineol, mang mùi đặc trưng của cineol, có mùi giống như long não tươi, vị hăng, tạo cảm giác mát lạnh. Tinh dầu từ quả loại này chứa hàm lượng cao citral, mang lại mùi hương chanh mạnh, mùi đặc trưng của sả chanh.

Tinh dầu màng tang từ là chứa nhiều linalool, có mùi ngọt nhẹ, hương hoa, mùi đặc trưng của hạt mùi già hay na ná như mùi hoa oải hương. Tinh dầu từ quả loại này lại chứa nhiều citronellal, mùi này có có hương chanh mạnh nhưng hăng và nồng hơn mùi citral, là mùi đặc trưng của sả Java.

 3. Ứng dụng và các nghiên cứu tinh dầu màng tang

Các loại tinh dầu màng tang khác nhau đều có công dụng tạo hương thơm, xông đốt thư giãn, được sử dụng phổ biến trong kỹ nghệ mùi hương nước hoa hay thực phẩm. Mỗi loại chứa hàm lượng cao các hoạt chất chính, như tinh dầu lá màng tang giàu cineol chứa – 50% cineol, loại giàu linalool có đến > 90% hàm lượng là linalool. Hay tinh dầu quả màng tang có hàm lượng citral > 70%; đây là nguồn nguyên liệu để tách chiết cineol, linalool hay citral nguyên chất. (Bighelli và cộng sự. 2005), (Nguyen và cộng sự. 2016), (Saikia và cộng sự. 2003)

Ngoài ra đã có nhiều các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của tinh dầu màng tang để ứng dụng trong cuộc sống, tiêu biểu được kể đến khả năng khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, khả năng xua đuổi côn trùng. Nhờ các hoạt tính sinh học kể trên, tinh dầu màng tang được đưa vào làm thuốc trừ sâu, thuốc xua đuổi côn trùng, thuốc diệt nấm, bảo quản thực phẩm.

Tinh dầu quả màng tang cho thấy độc tính xông hơi và độc tính tiếp xúc với Lasioderma serricorne (mọt thuốc lá) và Liposcelis bostrychophila (mọt sách) (Yang và cộng sự, 2014). Nó cũng được nghiên cứu về hoạt tính diệt ve đối với bụi nhà (Dermatophagoides pteronyssinus và Dermatophagoides farinae) và bọ ve thực phẩm (Tyrophagus putrscentiae) (Yeon & Lee,2016). Tinh dầu lá màng tang cho thấy hoạt tính diệt côn trùng mạnh đối với Tenebrio molitor (sâu bột, một loài bọ cánh cứng) (Wang và cộng sự, 2015). Vậy nên 2 loại tinh dầu này có thể ứng dụng làm thuốc trừ sâu, xua đuổi côn trùng.

Tinh dầu quả màng tang đã được thử nghiệm chống lại mầm bệnh thực phẩm, cũng như là các hoạt tính kháng nấm đối với Thanatephorus cucumeri và Sclerotinia sclerotiorum (Yang và cộng sự, 2010).

Tinh dầu quả màng tang cũng được báo cáo về khả năng đuổi muỗi Aedes aegypti mạnh mẽ (Nooosidum và cộng sự, 2014) và cho thấy khả năng xua đuổi tối thiểu khoảng 70% đối với kiến Monomorium pharaonis (Wagan và cộng sự, 2016). Do đó có thể ứng dụng tinh dầu màng tang cho các sản phẩm đuổi muỗi hay côn trùng hữu cơ.

Thêm vào đó tinh dầu màng tang cũng đã được nghiên cứu để đưa vào ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản, chống lại vi khuẩn gây bệnh và kiểm soát ao nuôi (Nguyen Hai Van, 2018)

Năm 2013, một nghiên cứu của TS. Huang và cộng sự ở Trung Quốc đã báo cáo về hoạt tính ức chế tyrosinate, hoạt tính trung hòa gốc tự do và hoạt động bảo vệ quá trình nitrat hóa tyrosine của tinh dầu màng tang, cho thấy tiềm năng trong khả năng làm sáng da của tinh dầu này, ứng dụng trong công nghiệp mỹ phẩm.

Có rất nhiều các nghiên cứu trong 10 năm gần đây về đặc tính dược lí của tinh dầu quả màng tang. Tinh dầu quả màng tang được phân tích về khả năng chống lại vi khuẩn Gram âm và Gram dương theo các báo cáo từ Bajracharya & Pratigya, 2019; Hammid & Ahmad, 2015; Ebani và cộng sự, 2018; Nguyen và cộng sự, 2019. Cụ thể MIC (nồng độ ức chế tối thiếu) của tinh dầu quả màng tang với E.coli – một loại gram âm phổ biến gây nhiễm khuẩn đường ruột là 0,1106-0,125%. Ngoài ra, qua các báo cáo cũng cho thấy tinh dầu quả và lá màng tang có tiềm năng trong hoạt động chống oxy hóa và chống viêm. Theo nghiên cứu của Feng và cộng sự, 2018, tinh dầu quả màng tang có tác dụng ức chế mạnh với vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây ra bệnh Lyme và có khả năng loại bỏ nhiễm trùng Borrelia burgdorferi dai dẳng.

Tinh dầu từ quả màng tang cũng được đánh giá về hoạt tính gây độc tế bào với tế bào ung thư ở người. Nó thể hiện hoạt tính chống ung thư đối với tế bào ung thư miệng (OEC-M1), gan (J5), phổi (A549) (Ho và cộng sự, 2010), nó cũng cho thấy khả năng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ (Chen và cộng sự, 2012)

Tinh dầu được chiết xuất từ các bộ phận khác như lá, thân, rễ, cành cũng được nghiên cứu nhưng không thể hiện các hoạt tính rõ ràng như tinh dầu từ quả (Su & Ho,2016)

Qua đây, có thể thấy tinh dầu từ quả giàu citral có nhiều ứng dụng và hoạt tính sinh học nổi trội hơn cả.

Xem thêm: Tinh dầu màng tang Vipsen

4. So sánh tinh dầu lá và quả ở Việt Nam, so với tinh dầu trên thế giới

Chiết suất tinh dầu từ quả Màng tang

Qua các nghiên cứu về màng tang có thể thấy màng tang có lá giàu cineol và quả giàu citral phổ biến hơn cả, được tập trung khai thác và sử dụng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Khác biệt trong thành phần hoạt chất có thể dễ phân biệt nhất ở mùi hương, tinh dầu từ lá mang mùi cineol đặc trưng, mùi hăng, mát, tinh dầu từ quả mang mùi citral đặc trưng, hương chanh nồng, giống mùi sả chanh.

Xem xét đến tác dụng, cũng như là ứng dụng trong sản xuất và đời sống, cây màng tang được khai thác và chiết xuất lấy tinh dầu quả là chủ yếu. Để đáp ứng nhu cầu trong nước và trên thế giới, tại Việt Nam, tinh dầu quả màng tang được xây dựng một khung tiêu chuẩn riêng là TCVN 11882: 2017 hoàn toàn tương đương ISO 3214:2000. Trong đó tinh dầu màng tang phải đạt các tiêu chuẩn như sau:

Tinh dầu dạng lỏng, trong suốt, màu vàng nhạt đến vàng đậm, mang mùi đặc trưng, mùi tươi của citral.

  • Tỷ trọng ở 20 độ: 0,880 – 0,892
  • Chỉ số khúc xạ ở 20 độ: 1,480 – 1,490
  • Độ quay cực ở 20 độ: +3 → +12
  • Hàm lượng citral (bao gồm neral + geranial) ≥ 70%

5. Ứng dụng của citral

Tinh dầu quả màng tang là nguồn citral tự nhiên dồi dào với hàm lượng > 70%.

Citral có nhiều ứng dụng thực tiễn, phổ biến nhất là tạo hương chanh cho nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm. Citral cũng được ứng dụng trong ngành công nghiệp chất tẩy rửa như nước giặt hay nước rửa bát. Trong ngành thực phẩm, citral được nghiên cứu có tiềm năng là một chất bảo quản tự nhiên.

Trong ngành công nghiệp dược phẩm, citral được sử dụng trong quá trình tổng hợp vitamin A, ionone và methylionone.

Citral cũng cho thấy tiềm năng diệt và xua đuổi côn trùng đầy hứa hẹn.

Sản lượng tiêu thụ của citral trong ngành hương liệu cho nước hoa và nước tẩy rửa chiếm thị phần lớn, tuy nhiên ứng dụng trong dược phẩm lại là phân khúc sinh lợi cao, đặc biệt là ứng dụng tổng hợp vitamin A.

6. Tài liệu tham khảo

Bighelli, Ange; Muselli, Alain; Casanova, Joseph; Tam, Nguyen Thi; Van Anh, Vu; Bessière, Jean-Marie (2005). Chemical Variability of <i>Litsea cubeba</i> Leaf Oil from Vietnam. Journal of Essential Oil Research, 17(1), 86–88. doi:10.1080/10412905.2005.9698839

Nguyen, H.V., Caruso, D., Lebrun, M., Nguyen, N.T., Trinh, T.T., Meile, J.C., Chu-Ky, S. and Sarter, S. (2016) Antibacterial activity of Litsea cubeba (Lauraceae, May Chang) and its effects on the biological response of common carp Cyprinus carpio challenged with Aeromonas hydrophila. J Appl Microbiol 121, 341–351.

Saikia, Anil Kumar; Chetia, Dipak; D’Arrigo, Manuela; Smeriglio, Antonella; Strano, Tonia; Ruberto, Giuseppe (2013). Screening of fruit and leaf essential oils of <i>Litsea cubeba</i> Pers. from north-east India – chemical composition and antimicrobial activity. Journal of Essential Oil Research, 25(4), 330–338. doi:10.1080/10412905.2013.775081

Yang, K., Wang, C. F., You, C. X., Geng, Z. F., Sun, R. Q., Guo, S. S., Du, S. S., Liu, Z. L., & Deng, Z. W. (2014). Bioactivity of essential oil of Litsea cubeba from China and its main compounds against two stored product insects. Journal of Asia-Pacific Entomology, 17(3), 459-466. http://dx.doi.org/10.1016/j.aspen.2014.03.011» http://dx.doi.org/10.1016/j.aspen.2014.03.011

Jeon, Y. J., & Lee, H. S. (2016). Chemical composition and acaricidal activities of essential oils of Litsea cubeba fruits and Mentha arvensis leaves against house dust and stored food mites. Journal of Essential Oil Bearing Plants, 19(7), 1721-1728. http://dx.doi.org/10.1080/0972060X.2016.1211964» http://dx.doi.org/10.1080/0972060X.2016.1211964

Wang, X., Hao, Q., Chen, Y., Jiang, S., Yang, Q., & Li, Q. (2015). The effect of chemical composition and bioactivity of several essential oils on Tenebrio molitor (Coleoptera: Tenebrionidae). Journal of Insect Science, 15(1), 116. http://dx.doi.org/10.1093/jisesa/iev093 PMid:26254287.» http://dx.doi.org/10.1093/jisesa/iev093

Yang, Y., Jiang, J., Qimei, L., Yan, X., Zhao, J., Yuan, H., Qin, Z., & Wang, M. (2010). The fungicidal terpenoids and essential oil from Litsea cubeba in Tibet. Molecules, 15(10), 7075-7082. http://dx.doi.org/10.3390/molecules15107075 PMid:20944522.» http://dx.doi.org/10.3390/molecules15107075

Noosidum, A., Chareonviriyaphap, T., & Chandrapatya, A. (2014). Synergistic repellent and irritant effect of combined essential oils on Aedes aegypti (L.) mosquitoes. Journal of Vector Ecology, 39(2), 298-305. http://dx.doi.org/10.1111/jvec.12104 PMid:25424258.» http://dx.doi.org/10.1111/jvec.12104

Wagan, T. A., Chakira, H., He, Y., Zhao, J., Long, M., & Hua, H. (2016). Repellency of two essential oils to Monomorium pharaonis (Hymenoptera: Formicidae). The Florida Entomologist, 99(4), 608-615. http://dx.doi.org/10.1653/024.099.0404» http://dx.doi.org/10.1653/024.099.0404

Nguyen Hai Van. (2018). Antibaterial activity and mechanism of action of May chang (Litsea cubeba) essential oil against pathogenic bacteria and its potential application in aquaculture. Doctor of philosophy in food technology, Hanoi university of science and technology.

Bajracharya, G. B., & Pratigya, K. C. (2019). A high antibacterial efficacy of fruits of Litsea cubeba (Lour.) Pers from Nepal. GC-MS and antioxidative capacity analyses. Pharmacognosy Journal, 11(5), 889-893. http://dx.doi.org/10.5530/pj.2019.11.142» http://dx.doi.org/10.5530/pj.2019.11.142

Hammid, S. A., & Ahmad, F. (2015). Chemotype of Litsea cubeba essential oil and its bioactivity. Natural Product Communications, 10(7), 1301-1304. http://dx.doi.org/10.1177/1934578X1501000741 PMid:26411035.» http://dx.doi.org/10.1177/1934578X1501000741

Ebani, V. V., Najar, B., Bertelloni, F., Pistelli, L., Mancianti, F., & Nardoni, S. (2018). Chemical composition and in vitro antimicrobial efficacy of sixteen essential oils against Escherichia coli and Aspergillus fumigatus isolated from poultry. Veterinary Sciences, 5(3), 62. http://dx.doi.org/10.3390/vetsci5030062 PMid:29941827.» http://dx.doi.org/10.3390/vetsci5030062

Nguyen, Q. H., Nguyen, H. V., Vu, T. H.-N., Chu-Ky, S., Vu, T. T., Hoang, H., Quach, N. T., Bui, T. L., Chu, H. H., Khieu, T. N., Sarter, S., Li, W.-J., & Phi, Q. T. (2019). Characterization of endophytic Streptomyces griseorubens MPT42 and assessment of antimicrobial synergistic interactions of its extract and essential oil from host plant Litsea cubeba. Antibiotics, 8(4), 197. http://dx.doi.org/10.3390/antibiotics8040197 PMid:31661781.» http://dx.doi.org/10.3390/antibiotics8040197

Feng, J., Shi, W., Miklossy, J., Tauxe, G. M., McMeniman, C. J., & Zhang, Y. (2018). Identification of essential oils with strong activity against stationary phase Borrelia burgdorferi. Antibiotics, 7(4), 89. http://dx.doi.org/10.3390/antibiotics7040089 PMid:30332754.» http://dx.doi.org/10.3390/antibiotics7040089

Ho, C. L., Jie-Pinge, O., Liu, Y. C., Hung, C. P., Tsai, M. C., Liao, P. C., Wang, E. I., Chen, Y. L., & Su, Y. C. (2010). Compositions and in vitro anticancer activities of the leaf and fruit oils of Litsea cubeba from Taiwan. Natural Product Communications, 5(4), 617-620. http://dx.doi.org/10.1177/1934578X1000500425 PMid:20433084.» http://dx.doi.org/10.1177/1934578X1000500425

Chen, C. J., Tseng, Y. H., Chu, F. H., Wen, T. Y., Cheng, W. W., Chen, Y. T., Tsao, N. W., & Wang, S. Y. (2012). Neuropharmacological activities of fruit essential oil from Litsea cubeba Persoon. Journal of Wood Science, 58(6), 538-543. http://dx.doi.org/10.1007/s10086-012-1277-3» http://dx.doi.org/10.1007/s10086-012-1277-3

Su, Y. C., & Ho, C. L. (2016). Essential oil compositions and antimicrobial activities of various parts of Litsea cubeba from Taiwan. Natural Product Communications, 11(4), 515-518. http://dx.doi.org/10.1177/1934578X1601100425 PMid:27396208.» http://dx.doi.org/10.1177/1934578X1601100425

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086

Email: Export@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan