Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ văn phòng: D7-TT9 KĐT Xuân Phương Tasco, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Nông sản gia vị

Sản xuất vật liệu phục vụ canh tác gừng hữu cơ

07/05/2024 vipsen

1. Nông nghiệp hữu cơ

1.1 Nông nghiệp hữu cơ là gì

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất nhằm:

– Duy trì giá trị dinh dưỡng của đất, nước, hệ sinh thái và bảo vệ sức khỏe con người.

– Bảo vệ môi trường, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học

– Phát triển vùng trồng bền vững, mang lại giá trị bình đẳng cho tất cả các thành phần tham gia.

– Sản phẩm chất lượng cao, an toàn với sức khỏe con người.

1.2 Yêu cầu chung

– Đất không bị ô nhiễm do sử dụng hóa chất từ những năm trước đó (phân hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật…)

– Đối với vùng đất có sử dụng hóa chất để canh tác cần giai đoạn chuyển đổi:

Đối với cây trồng ngắn ngày, gia đoạn chuyển đổi từ đất canh tác truyền thống sang đất trồng hữu cơ là 24 tháng

Đối với cây trồng dài ngày thì giai đoạn chuyển đổi là 36 tháng.

– Đất canh tác cần ở khu vực riêng, cách ly với khu vực xung quanh để tránh ô nhiễm. Có thể trồng thêm loài cây khác để làm vùng đệm ngăn cản sự ô nhiễm đi theo chiều gió.

– Vật dụng trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch cần phải mới và đảm bảo sạch sẽ, chưa qua sử dụng

– Ghi chép thường xuyên vật tư đầu vào, ghi nhật ký canh tác

– Sử dụng hạt giống, nguyên liệu thực vật hữu cơ.

– Có biện phám ngăn chặn nguy cơ sói mòn đất bề mặt và đất bị nhiễm mặn.

Gừng tươi sau khi được rửa sạch

2. Tổng quan về gừng

2.1 Đặc điểm gừng Việt Nam

Gừng Việt Nam tên tiếng Anh là Ginger, tên khoa học là Zingiber Officinale, là một loài thực vật thuộc họ Zingiberaceae, được sử dụng rộng rãi như một gia vị, hay thảo dược.

Gừng Việt Nam là một loại cây thân thảo nhỏ, khi phát triển có thể đạt chiều cao 0,6 – 1 m. Thân rễ phình to, phân nhánh và mọc bò ngang. Lá có các bẹ dài, không cuống, nhọn ở phần đỉnh và đáy, ôm lấy nhau tạo thành thân giả. Lá dài 15 – 30cm, bề ngang khoảng 2cm, mặt nhẵn, gân giữa màu trắng, có mùi thơm.

Hoa của cây gừng thường không đều. Hoa gừng mọc thành cụm, phát triển từ thân rễ vào tháng 10 hàng năm. Cuống của cụm hoa có thể dài từ 15 – 30cm. Cành hoa có hình trứng hoặc hình trụ.

Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm và vị cay nóng.

Tại Việt Nam có ba loại gừng chính được trồng phổ biến: gừng sẻ, gừng sẻ lai và gừng trâu. Trong đó, gừng trâu với thân hình mập mạp, ít nhánh, nhánh tròn dễ gọt vỏ, đây là gừng được ưa thích cho thị trường xuất khẩu. Gừng sẻ, củ nhỏ, nhiều nhánh nhọn, nhưng thơm và cay đậm hơn các loại gừng còn lại.

2.2 Vùng trồng gừng

Cây gừng được trồng bằng củ già, có mầm nhú và được thu hoạch sau khoảng 10-11 tháng. Cây sinh trưởng mạnh nhất vào mùa hè hoặc mùa thu khi có khí hậu nóng ẩm. Sau một năm trồng, nếu không thu hoạch thì lá thường có khuynh hướng lụi tàn vào mùa đông và có thể tái sinh trở lại từ mầm nhú ra từ thân rễ. Khi thu hoạch, cây được nhổ lên và cắt lấy phần củ, loại bỏ sạch đất cát. Sau đó đem về rửa sạch, dùng ở dạng tươi hoặc đem phơi khô.

Tại Việt Nam, cây gừng được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ miền núi cho đến đồng bằng. Tuy nhiên, cây gừng phát triển tốt nhất ở vùng đồi, núi ở những nơi có đất mùn, thoát nước tốt và nhiều ánh sáng. Gừng có thể được trồng xen canh dưới tán các loại cây khác, tuy nhiên hiệu quả không cao và cần nhiều công bón phân để cải thiện dinh dưỡng đất.

Ruộng gừng 3 tháng tuổi của VIPSEN

3. Sản xuất vật liệu cho canh tác gừng hữu cơ

3.1 ĐIều chế thuốc trừ sâu tự nhiên từ tỏi

  • Công dụng trừ sâu bệnh của tỏi

– Tỏi có đặc tính sát khuẩn, diệt nấm, gây khó chịu cho động vật ăn hoặc tiếp nó;
– Tỏi tiêu diệt và xua đuổi nhiều loại sâu bệnh ở các giai đoạn khác nhau trong một vòng đời của chúng (trứng, sâu non, con trưởng thành). Các loại này gồm kiến, mối, rệp, bọ, ve, sâu khoang, sâu xanh, bọ cánh cứng, chuột cũng như nấm và vi khuẩn. Tỏi cũng có tác dụng diệt trừ ốc sên;
• Lưu ý rằng: Bệnh tuyến trùng cũng có thể bị khống chế khi đất thấm dung dịch nước tỏi. Tuy nhiên, biện pháp này cũng tiêu diệt nhiều động vật nhỏ và vi khuẩn có ích ở trong đất.

  • Điều chế

–  Trộn đều 100 gram nhánh tỏi khô đã nghiền nát với 0,5 lít nước có xà phòng tự nhiên (quả bồ hòn, quả gang. Không sử dụng bột xà phòng giặt hiện đại có chứa natri hydroxit vì chứa hoá chất và gây hại cho cây trồng); Lọc hỗn hợp trên bằng vải thưa. Pha loãng dung dịch với 5 lít nước.

– Nghiền tán nhỏ củ tỏi khô. Bột tỏi có thể được sử dụng trực tiếp lên cây bị nhiễm sâu bệnh. Cách phun cũng có kết quả tốt bằng cách hòa bột tỏi với nước. Lượng bột tỏi tùy thuộc vào từng loại tỏi có chất lượng tốt hay không. Có thể khống chế bệnh ghẻ vỏ cây, nấm sương, gỉ sắt hại đậu và bệnh nấm sương trên cây cà chua.

– Chế biến dung dịch tỏi:

Hỗn hợp gồm: tỏi, rượu, đường đỏ theo tỷ lệ 1:6:0.3

Thái, nghiền mịn củ tỏi. Cho tỏi vào chum/ hộp, đổ rượu trắng vào với tỷ lệ 1:1 (1kg vật liệu ban đầu và 1 lít rượu); Sau 12 giờ, thêm đường đỏ với tỷ lệ 1:0,3 (1kg vật liệu ban đầu và 0,3kg đường đỏ) trộn đều đậy kín trong 5 ngày;
Sau 5 ngày, tiếp tục cho thêm rượu với tỷ lệ 1:5 (1kg vật liệu ban đầu và 5 lít rượu) để 15 ngày. Tách riêng phần chất lỏng và bã. Phần chất lỏng cho vào lọ kín và để ở nơi râm mát. Đây là vật liệu nguyên chất dùng để pha loãng sử dụng dần

  • Sử dụng

– Lắc trộn đều dung dịch trước khi phun cho cây.

– Sử dụng bình phun dành cho ruộng hữu cơ (tuyệt  đối không được dùng bình phun thuốc hoá học để phun cho ruộng hữu cơ) hoặc sử dụng dụng cụ sạch để nhúng và vẩy rắc dung dịch lên trên cây;
– Nên sử dụng hỗn hợp ngay để có hiệu quả tốt nhất.

Thu hoạch gừng tươi tại nhà máy VIPSEN

3.2 Chế biến dung dịch gừng.

Hỗn hợp gồm: gừng,rượu, đường đỏ theo tỷ lệ 1:6:0.3

– Thái/ nghiền mịn củ Gừng, đựng vào chum/ hộp, đổ rượu trắng vào với tỷ lệ 1:1 (1kg vật liệu ban đầu và 1 lít rượu);
–  Sau 12 giờ, thêm đường đỏ với tỷ lệ 1:0,3 (1kg vật liệu ban đầu và 0,3kg đường đỏ) trộn đều đậy kín trong 5 ngày;
– Sau 5 ngày, tiếp tục cho thêm rượu với tỷ lệ 1:5 (1kg vật liệu ban đầu và 5 lít rượu) để 15 ngày. Sau đó, tách riêng phần chất lỏng và bã.
– Phần chất lỏng cho vào lọ kín và để ở nơi râm mát. Đây là vật liệu nguyên chất dùng để pha loãng sử dụng dần.

3.3 Chế biến dung dịch lá xoan

Hỗn hợp gồm hạt/lá xoan (30gram) và nước 1 lit

– Giã hạt/ lá xoan, trộn vào 1 lít nước rồi ngâm qua đêm;
– Lọc dung dịch bằng vải rồi phun ngay cho cây không cần hoà thêm nước.

3.4 Kỹ thuật pha chế thuốc Booc – đô 1% (Bordeaux 1%)

Thuốc Booc-đô ở nồng độ 0,5-1% có khả năng trừ nấm bệnh: Các bệnh cháy lá, thối rễ, thối củ. héo lá…;
Thuốc Booc-đô 1% là hỗn hợp của đồng sunfat và nước vôi đặc và nước sạch. Để pha 10 lít thuốc Boóc-đô nồng độ 1%, cần tiến hành như sau:

Bước 1: Cân đồng sunfat, vôi, nước (lưu ý: cân cần chính xác):
+ Cân 100 gam đồng sunfat (CuSO4);
+ Cân 100 gam vôi cục/ bột (hoặc 150-180 gam vôi tôi đặc). Đong 10 lít nước.

Bước 2: Pha nước vôi đặc

Lấy 100 gam vôi bột hoặc 150-180 gam vôi tôi đặc hoà vào 2 lít nước (còn gọi là nước vôi đặc).
Lưu ý: Cho vôi bột hoặc vôi tôi đặc vào nước và quấy đều cho tan nhanh trong nước, để cho lắng cặn, pha vào đồ đựng riêng rẽ.
Bước 3: Pha loãng dung dịch sunfat đồng.Lấy 100 gam đồng sunfat hoà vào 8 lít nước (còn gọi là dung dịch sunfat đồng loãng).
Lưu ý: Cho đồng sunfat vào nước và quấy đều. Pha vào nước ấm đồng sunfat sẽ tan nhanh hơn so với nước lạnh.
Bước 4: Pha trộn nước sunfat đồng loãng vào nướcvôi đặcĐổ từ từ nước sunfat đồng loãng vào nước vôi đặc, vừa đổ vừa quấy => nước booc-đô 1% có màu xanh.
Lưu ý: Tuyệt đối không được đổ nước vôi đặc sang nước đồng loãng vì sẽ sinh ra hiện tượng kết tủa, thuốc không có hiệu lực phòng trừ bệnh hại.
Bước 5: Kiểm tra độ pH của dung dịchDùng giấy đo pH hoặc giấy quỳ để đo pH nước thuốc, nếu pH ở mức trung tính hay hơi kiềm (pH = 6,5-7,5) là được.
Lưu ý: Nếu ở địa phương không có giấy đo pH hoặc giấy quỳ thì kiểm tra độ pH của dung dịch thuốc mới pha như sau: Dùng 1 chiếc đinh được mài sáng (không gỉ) nhúng vào nước thuốc khoảng 10-15 phút, nhấc đinh ra, nếu đinh có màu sáng bình thường chứng tỏ nước thuốc ở mức pH trung tính hoặc kiềm. Nếu trên đinh có màu vàng xám chứng tỏ nước thuốc có độ pH thấp (chua), phải thêm vôi vào để đưa pH nước thuốc vì mức trung tính hoặc hơi kiềm. Khi pha thuốc xong phải phun luôn tránh làm giảm hiệu lực của thuốc.

Gừng xuất khẩu được xếp lên container tại nhà máy VIPSEN

3.5 Kỹ thuật ủ phân chuồng hoai mục

3.5.1  Lợi ích của phân ủ hoai mục
• Làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ lẫn trong phân chuồng (trâu, bò);
• Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc bị bệnh;
• Làm tăng độ phì nhiêu, cải tạo đất bị suy thoái, tăng độ tơi xốp, giữ ẩm, hạn chế rửa trôi đất và giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn;
• Cung cấp dưỡng chất lâu dài và ổn định các kích thích tố giúp cho rễ cây phát triển nhanh hơn. Phân hữu cơ chứa các chất kháng sinh, các vi sinh vật đối kháng hay các vitamin để tăng khả năng chống chịu của cây trồng trong những điều kiện bất lợi;
• Hạn chế sự phát tán của vi sinh vật mang mầm bệnh; giảm sự ô nhiễm môi trường;
• Tăng chất lượng cho sản phẩm cây trồng;
• Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất;

Tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
3.5.2  Quy trình làm phân ủ không dùng chế phẩm EM

Nguyên liệu gồm:
Cần ít nhất 1 tấn nguyên liệu tương đương 1m3 (nếu to hơn nữa càng tốt) với tỷ lệ như sau:
• Cây phân xanh (50%): Các loại cành và lá cây non (cây chó đẻ, cây cứt lợn, cỏ, cây muồng lá nhọn, điền thanh, cốt khí, lạc và các cây họ đậu). Không dùng các loài cây có dầu (bạch đàn, quế, hương nhu, lá sả tươi) vì nó làm chết hệ sinh vật phân hủy;
• Chất độn khô (25%): Thân cây, cành cây, rơm rạ, vỏ trấu và mùn cưa;
• Phân chuồng (25%): Phân trâu, bò, lợn, gà, dê;
• Nước tưới: Tạo cho đống phân ủ có độ ẩm cần thiết (60%) để vi sinh vật phát triển.

Ruộng gừng VIPSEN sau khi trồng

Chuẩn bị:
• Cây phân xanh, rơm rạ được chặt khúc với chiều dài từ 20-30cm;
• Tưới nước lên nguyên liệu khô với lượng ẩm đạt 60%. Để kiểm tra bằng cách dùng tay bóp mạnh nắm nguyên liệu, nếu chúng dính chặt với nhau là được. Nếu bóp mà có nước ra ngoài kẽ tay là thừa nước, còn nếu các nguyên liệu rời nhau thì cần bổ sung nước.

Tiến hành ủ phân theo những bước sau:
Bước 1: Chọn một khoảng trống và không quá gần cây để tránh cho rễ cây ăn chất dinh dưỡng trong đống phân ủ.
Bước 2: Tập trung tất cả các loại vật liệu tại địa điểm ủ phân.
Bước 3: Tạo đống phân ủ ít nhất 1m3 bằng cách làm nhiều lớp, mỗi lớp dày khoảng 15-20cm.
• Lớp dưới cùng lót rơm rạ, cành cây dày 20-30cm rồi rải lần lượt:
– Lớp vật liệu từ cây xanh dày 10-15cm;
– Lớp chất độn khô (rơm rạ đã tưới đẫm nước) dày 10-15cm;
– Lớp phân chuồng ướt dày 10-15cm. Tiếp tục cho đến khi hết lượng nguyên liệu đã chuẩn bị.
• Lớp trên cùng là bao dứa, lá cây cọ, ván tre đan, trát bùn đất. Mục đích để che mưa và tạo nhiệt cho đống phân ủ.
Bước 4: Tạo hình đống (hình tròn, hình thang) và không nên làm cao quá 1,5m để thuận tiện cho việc tạo đống.
Trong quá trình ủ phân việc sinh nhiệt trong đống phân rất quan trọng, yêu cầu sau 2-3 ngày nhiệt độ khối phân ủ phải đạt từ 60-70oC.

Cách kiểm tra nhiệt có thể làm như sau: Trong lúc làm phân ủ, dùng một cành cây tươi (xoan, bạch đàn hoặc tre) cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 2-3 ngày, rút cành cây ra khỏi đống phân và sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu thấy nóng mạnh là đạt yêu cầu.
Lưu ý:
• Sau 2 tuần thì đảo phân lần thứ nhất, đảo lần 2 sau 3 tuần tiếp theo;
• Trong lúc đảo nếu thấy phân khô thì phải bổ sung nước bằng cách dùng ô doa để tưới;
• Đống phân ủ đạt yêu cầu là không còn mùi phân tươi mà có mùi thơm hơi chua, phân tơi xốp và có màu nâu đen.
Nếu dùng chế phẩm EM cần lưu ý những điều sau:
• Chỉ dùng chế phẩm dạng lỏng với lượng 1 lít EM cho 1 tấn nguyên liệu;
• Pha loãng chế phẩm với nước sạch theo tỷ lệ 100ml EM pha với 10 lít nước;
• Phun hỗn hợp vừa pha cho ướt đều rơm rạ, phân xanh;
• Sau đó ủ phân theo 4 bước như trên.

Sản phẩm gừng khô thái lát VIPSEN

4. Gừng sản xuất tại VIPSEN

VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu, gieo trồng và chế biến nông sản gia vị hàng đầu tại Việt Nam. Với vùng trồng rộng lớn, cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về nông nghiệp, VIPSEN luôn hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ quy trình từ khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Các sản phẩm nông sản gia vị được chế biến và sản xuất theo phương pháp tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để đạt chất lượng cao, sản lượng lớn và tối ưu giá thành.

VIPSEN đang tập trung sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm về gừng, quế, hồi, tinh dầu và hương liệu chiết xuất từ những thực vật đặc trưng của Việt Nam. Riêng về gừng, VIPSEN đang đưa ra thị trường trong và ngoài nước các sản phẩm như: gừng tươi, gừng khô thái lát, gừng gọt vỏ đông lạnh, bột gừng, tinh dầu gừng và oleoresin gừng. Các sản phẩm sản xuất từ vùng nguyên liệu do chính VIPSEN quản lý, thu hoạch và chọn lọc. Với đội ngũ chuyên gia nông nghiệp giàu kinh nghiệm, VIPSEN đang hướng tới việc phát triển vùng trồng và sản xuất ra các sản phẩm đạt chứng nhận GlobalGAP, Organic (nông nghiệp hữu cơ), JAS… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086

Email: Tony@Vipsen.vn

Địa chỉ văn phòng: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ nhà máy tinh dầu VIPSEN: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Xưởng chế biến nông sản VIPSEN: Thủ Độ, An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan

29 06
Nông sản gia vị Spice agricultural product
Quy trình sản xuất gừng khô cắt lát tại xưởng VIPSEN
11 03
Nông sản gia vị
Công dụng của gừng
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Có nên sử dụng son handmade không?
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Tinh dầu và các cấp độ của tinh dầu
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Mua tinh dầu giá sỉ uy tín tại VIPSEN