Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ văn phòng: D7-TT9 KĐT Xuân Phương Tasco, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Nông sản gia vị

Quản lý sâu bệnh trong sản xuất Gừng hữu cơ

03/05/2024 vipsen

1. Tổng quan về gừng

1.1 Đặc điểm

Gừng Việt Nam tên tiếng Anh là Ginger, tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe, là một loài thực vật thuộc họ Zingiberaceae, được sử dụng rộng rãi như một gia vị, hay thảo dược.

Gừng Việt Nam là một loại cây thân thảo nhỏ, khi phát triển có thể đạt chiều cao 0,6 – 1 m. Thân rễ phình to, phân nhánh và mọc bò ngang. Lá có các bẹ dài, không cuống, nhọn ở phần đỉnh và đáy, ôm lấy nhau tạo thành thân giả. Lá dài 15 – 30cm, bề ngang khoảng 2cm, mặt nhẵn, gân giữa màu trắng, có mùi thơm.

Hoa của cây gừng thường không đều. Hoa gừng mọc thành cụm, phát triển từ thân rễ vào tháng 10 hàng năm. Cuống của cụm hoa có thể dài từ 15 – 30cm. Cành hoa có hình trứng hoặc hình trụ.

Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm và vị cay nóng.

Tại Việt Nam có ba loại gừng chính được trồng phổ biến: gừng sẻ, gừng sẻ lai và gừng trâu. Trong đó, gừng trâu với thân hình mập mạp, ít nhánh, nhánh tròn dễ gọt vỏ, đây là gừng được ưa thích cho thị trường xuất khẩu. Gừng sẻ, củ nhỏ, nhiều nhánh nhọn, nhưng thơm và cay đậm hơn các loại gừng còn lại.

Thân rễ củ Gừng

1.2 Vùng trồng

Cây gừng được trồng bằng củ già, có mầm nhú và được thu hoạch sau khoảng 10-11 tháng. Cây sinh trưởng mạnh nhất vào mùa hè hoặc mùa thu khi có khí hậu nóng ẩm. Sau một năm trồng, nếu không thu hoạch thì lá thường có khuynh hướng lụi tàn vào mùa đông và có thể tái sinh trở lại từ mầm nhú ra từ thân rễ. Khi thu hoạch, cây được nhổ lên và cắt lấy phần củ, loại bỏ sạch đất cát. Sau đó đem về rửa sạch, dùng ở dạng tươi hoặc đem phơi khô.

Tại Việt Nam, cây gừng được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ miền núi cho đến đồng bằng. Tuy nhiên, cây gừng phát triển tốt nhất ở vùng đồi, núi ở những nơi có đất mùn, thoát nước tốt và nhiều ánh sáng. Gừng có thể được trồng xen canh dưới tán các loại cây khác, tuy nhiên hiệu quả không cao và cần nhiều công bón phân để cải thiện dinh dưỡng đất.

2. Quản lý sâu bệnh trong sản xuất gừng hữu cơ

2.1 Sâu đục thân

  • Đặc điểm:

– Thưởng xuất hiện vào đầu mùa mưa

– Sâu đục vào bên trong và ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm đáng kể năng suất Gừng

  • Biện pháp phòng trừ;

– Cày ải và phơi đất trước khi trồng

– Sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xua đuổi các loại côn trùng

– Có thể sử dụng vi sinh vật có lợi hoặc nấm đối khác để xua đuổi và gây bệnh cho sâu hại.

Vùng trồng Gừng

2.2 Bệnh hại

a) Bệnh thối vàng, cháy lá

  • Đặc điểm

– Bệnh do nấm Fusarium gây nên.

– Thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc

bầu dục trên lá, thường gọi là bệnh cháy lá;

– Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vàonách lá, xuống củ làm chết cả cây, thường gọi làbệnh thối vàng. Trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và teo lại có phủ lớp tơ màu trắng.

– Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vàonách lá, xuống củ làm chết cả cây, thường gọi là bệnh thối vàng. Trên củ có vết màu nâu, phần củnhăn nheo và teo lại có phủ lớp tơ màu trắng;

Vùng trồng Gừng Organic

  • Biện pháp phòng trừ

Do bệnh rất khó trị, lây lan nhanh và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau:

– Ngay sau thu hoạch vụ trước (đối với đất trồngchuyên) hoặc trước khi tiến hành xuống giống,cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy thân cây dư thừa(nguồn lưu tồn bệnh);

– Tránh để cây bệnh gần hoặc vứt xuống nguồn nước tưới để tránh lây lan, bố trí canh tác ở nơi không bị ngập úng;

– Bón lót phân hữu cơ kết hợp với chế phẩm sinhhọc Tricô (chứa nấm Trichoderma).

– Bón lót vôi để xử lí đất với lượng 50-60kg/1.000 m2.

– Khi thấy Gừng bị nhiễm bệnh cần khoanh vùng và loại bỏ những cây bị bệnh, rắc vôi trên diện tích bị bệnh để tránh lây lan ra diện tích rộng

b) Bệnh héo lá

Bệnh héo lụi vi khuẩn còn được gọi với nhiều tên khác nhau như thối củ, thối nhũn, héo lá, héo lá thối củ. Tác nhân gây bệnh được cho là vi khuẩn Ralstonia solanacearum race 4. Do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc:

  • Đặc điểm

– Triệu chứng ban đầu của bệnh là vàng nhẹ và héo các lá bên dưới, sau đó dần lên các lá phía trên, ảnh hưởng đến lá non, rồi chuyển vàng nâu toàn bộ tán lá.

– Trong điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển,toàn bộ chồi bị nhũn và héo khá nhanh, khiến lá chưa kịp vàng, hóa nâu chỉ trong 3-4 ngày. Chồinhiễm bệnh sẽ mềm và nhũn, dễ tách ra khỏi củ khi nhổ lên.

– Phần củ dưới mặt đất cũng bị nhiễm bệnh. Banđầu mô củ biến màu, chuyển sang màu nâu tối và sũng nước phần ở tâm củ. Sau đó toàn bộ củ mềmvà thối nhũn. Cắt ngang củ bị bệnh, thấy có chất dịch nhầy màu vàng kem ứa ra. Khi nhúng mặt cắtnày vào ly nước thì thấy dịch nhầy dần tan trong nước. Đây là một trong những cách đơn giản để nhận diện bệnh và phân biệt với triệu chứng với bệnh thối vàng do nấm Fusarium gây ra.

Bệnh héo lá ở cây Gừng

  • Điều kiện phát sinh bệnh.

– Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều,đất ẩm ướt, đọng nước, úng ngập.

– Vi khuẩn xâm nhập vào củ qua các lỗ mở tự nhiên hoặc qua vết thương trên rễ và củ hoặc do tuyến
trùng hay côn trùng gây ra.

– Bệnh lây lan trong đất, củ giống, công cụ, phương tiện, máy móc, xe cộ, nhân công, động vật di
chuyển ra vào vườn.

– Vi khuẩn gây bệnh cũng có thể lây lan qua nguồnnước, nhất là nước tưới.

– Sử dụng củ giống nhiễm bệnh là nguyên nhân lâylan ở khoảng cách xa và diện rộng hơn.

– Vi khuẩn có thể sống sót trên tàn dư cây nhiễmbệnh hoặc sống tự do chờ cơ hội xâm nhiễm trởlại.

  • Biện pháp phòng trừ

– Chọn nơi đất trồng dễ thoát nước và không bị úng ngập. Khu đất bằng cần lên luống để thoát nước tốt;
Nên chú ý vun hàng (3-5 lần) để tạo cơ hội thoát nước tốt đồng thời giúp Gừng sinh trưởng và phát triển tốt.

– Tránh trồng vào thời điểm mưa nhiều, đất ẩm ướt vì làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cho câytrồng.

– Bón phân cân đối và đầy đủ nhằm tăng cường sứckhỏe cây.

– Ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập và lây lan:

Khi chuẩn bị đất trồng, chỉ sử dụng công cụ, phương tiện và vật dụng không mang nguồn bệnh hoặc đã được khử trùng thích hợp;
Vườn cần có rào cách ly, ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập lây lan;
Hạn chế các phương tiện, gia súc, động vật và du khách vào vườn vì nguồn bệnh có thể xâm nhập qua đất nhiễm bệnh dính vào bàn chân, động vật, giày dép, bánh xe, công cụ chăm sóc;
Cây nhiễm bệnh phải được tiêu hủy, khoanh vùng cách ly và không trồng lại Gừng hoặc các cây là ký chủ của bệnh. Những vườn nhiễm nặng cần tiêu hủy và có biện pháp cách ly nhằm ngăn chặn lây lan.

– Sử dụng củ giống sạch bệnh. Nếu tự để củ giống, phải đảm bảo lấy từ vườn cây sinh trưởng tốt vàkhỏe mạnh. Giống nên được bảo quản thích hợp để tránh nhiễm bệnh. Mỗi vùng nên sản xuất củ giống sạch bệnh để cung cấp cho người trồng.

– Phân hữu cơ cần ủ hoai, đảm bảo không chứanguồn bệnh. Có thể sử dụng biện pháp ủ nóng hay bổ sung thêm một số vi sinh vật có ích trong quá trình ủ để giảm nguy cơ nguồn bệnh có trong phân hữu cơ. Chế phẩm chứa nấm Trichoderma (như Trichoderma asperellum, Trichodermaviride) có thể áp dụng bằng cách trộn với phân hữu cơ trước khi bón.

– Phân hữu cơ cần ủ hoai, đảm bảo không chứanguồn bệnh. Có thể sử dụng biện pháp ủ nóng hay bổ sung thêm một số vi sinh vật có ích trong quá trình ủ để giảm nguy cơ nguồn bệnh có trong phân hữu cơ. Chế phẩm chứa nấm Trichoderma (như Trichoderma asperellum, Trichodermaviride) có thể áp dụng bằng cách trộn với phân hữu cơ trước khi bón.

– Cần đảm bảo nước tưới không chứa nguồn bệnh.Nước mương, sông rạch, nước mặt quanh khu vực
trồng Gừng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, đặt biệt là nơi có vườn nhiễm bệnh. Nên dùng nước giếng khoan vì ít có nguy cơ nhiễm vi khuẩn hơn.

– Sau một vài vụ nên luân canh Gừng với một sốcây trồng khác không phải là ký chủ của vi khuẩnRalstonia solanacerum race 4 (khoai lang, khoai môn, cây ngô, lúa, cây đỗ tương, cây hành lá).
Không xen canh với một số cây họ cà, bao gồm cây cà chua, ớt hay cà tím.

– Tránh thu hoạch quá muộn nhằm giảm thiểu thờigian Gừng tiếp xúc với nguồn bệnh. Những vườnchớm bệnh có thể thu hoạch sớm để giảm thiệt hại. Gừng từ những vườn này không nên sử dụng để làm giống.

Gừng tươi sau khi được rửa sạch chuẩn bị cho xuất khẩu

3. Sản phẩm gừng của VIPSEN

VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu, gieo trồng và chế biến nông sản gia vị hàng đầu tại Việt Nam. Với vùng trồng rộng lớn, cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về nông nghiệp, VIPSEN luôn hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ quy trình từ khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Các sản phẩm nông sản gia vị được chế biến và sản xuất theo phương pháp tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để đạt chất lượng cao, sản lượng lớn và tối ưu giá thành.

VIPSEN đang tập trung sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm về gừng, quế, hồi, tinh dầu và hương liệu chiết xuất từ những thực vật đặc trưng của Việt Nam. Riêng về gừng, VIPSEN đang đưa ra thị trường trong và ngoài nước các sản phẩm như: gừng tươi, gừng khô thái lát, gừng gọt vỏ đông lạnh, bột gừng, tinh dầu gừng và oleoresin gừng. Các sản phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu do chính VIPSEN quản lý, thu hoạch và chọn lọc. Với đội ngũ chuyên gia nông nghiệp giàu kinh nghiệm, VIPSEN đang hướng tới phát triển các sản phẩm đạt chứng nhận GlobalGAP và Organic (nông nghiệp hữu cơ) để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086

Email: Tony@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan

29 06
Nông sản gia vị Spice agricultural product
Quy trình sản xuất gừng khô cắt lát tại xưởng VIPSEN
11 03
Nông sản gia vị
Công dụng của gừng
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Có nên sử dụng son handmade không?
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Tinh dầu và các cấp độ của tinh dầu
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Mua tinh dầu giá sỉ uy tín tại VIPSEN