Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ văn phòng: D7-TT9 KĐT Xuân Phương Tasco, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Nông sản gia vị

Kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng VIPSEN

24/04/2024 vipsen

Gừng là cây thân thảo, cao 0,6-1m, lá màu xanh đậm dài 15-20cm, rộng khoảng 2cm, mặt nhẵn bóng, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so le, thẳng đứng, có bẹ lá, không có cuống. Gừng thích hợp với các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình hàng năm 21-27oC, lượng mưa hàng năm 1.500-2.500mm; Gừng thích hợp ở nơi có độ cao dưới 1.500m so với mực nước biển.

Tại Việt Nam, Cây gừng là một trong những loại cây trồng dễ trồng, mang lại giá trị kinh tế cao. Củ gừng được sử dụng làm gia vị, tinh dầu và nhựa dầu, ngoài ra nó còn được sử dụng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và pha chế đồ uống.

Dưới đây là một số bước trong kỹ thuật trồng gừng hiệu quả đang được VIPSEN áp dụng để đạt sản lượng gừng lớn và có giá trị cao :

1. Đất trồng

Cây gừng cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, đảm bảo độ ẩm đầy đủ trong thời gian cây sinh trưởng. Đất tốt nhất là đất thịt, tránh đất cát hay đất sét. Độ PH thích hợp nhất là 5.5-7.0.

Đất đồi, núi hay đất nương rẫy có hàm lượng mùn cao rất thích hợp để trồng gừng.

Người nông dân đang trồng gừng trên cánh đồng

2. Làm đất

Cày, cuốc toàn diện đất để ải, bừa hoặc đập nhỏ lên luống theo đường đồng mức, kích thước luống chiều dài tùy theo thửa đất, chiều rộng bề mặt luống từ 70-80 cm, cao 25cm

3. Chuẩn bị giống gừng

Tại Việt Nam, giống gừng có nhiều loại cho năng suất, chất lượng tốt, phổ biến nhất là giống gừng Trâu và gừng Gié. Tùy vào điều kiện, mục đích của người sản xuất để lựa chọn giống gừng trồng cho phù hợp. Củ gừng giống tốt cần đạt một số tiêu chuẩn như: Vỏ già, bóng và còn tươi, mẩy, có ít nhất hai mắt mầm.

4. Uơm giống gừng trước khi trồng gừng

Do diện tích trồng lớn, gừng giống được ươm trước khi trồng. Điều này giúp cho gừng giống mọc mầm đồng đều. Sau trồng cây gừng phát triển nhanh và tăng tính đồng nhất trong ruộng gừng, dễ chăm sóc.

Cách ươm giống gừng: Chọn củ gừng già (gừng cựu, phần thân chính của nhánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên), bẻ hoặc cắt các đoạn củ (nhánh) dài 3 -4 cm, trên mỗi nhánh phải có ít nhất 1 mắt mầm (chồi ngủ).

Xử lý gừng giống trước khi trồng: Ủ ẩm, để nguyên tầng gừng, xếp thành đống, đảm bảo thoát nước. Phun nước vào gừng 2 ngày 1 lần, phía trên đạt phủ một lớp bao để duy trì độ ẩm 80-90% cho gừng.

Việc ươm giống gừng được tiến hành trước khi trồng từ 10 – 15 ngày. Khi gừng nhú mắt có thể đem trồng.

Trồng gừng bằng thân rễ

5. Thời vụ trồng

Cây gừng sinh trưởng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trên 200C, độ ẩm không khí cao hoặc có mưa phùn. Vì vậy, thời vụ trồng gừng tốt nhất đối với các tỉnh Miền Bắc nên trồng vào đầu vụ xuân, tháng 2 đến tháng 3 dương lịch hàng năm.

6. Kỹ thuật trồng gừng

Tùy vào chiều rộng của mặt luống, trên mỗi luống trồng thành 1 hoặc 2 hàng so le nhau. Cuốc sâu khoảng 10 cm, với hàng cách hàng 40 – 50 cm và cây cách cây 30 – 40 cm (đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa).

Tùy vào chất lượng đất, đồng  thời bón lót phân chuồng ủ, tro trấu. Phân được ủ hoai mục 1-2 tháng để không gây bệnh. Đặt giống (đã chuẩn bị trước) sâu 5 – 7 cm, mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang, lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.

Sau khi trồng xong, phủ kín mặt luống 1 lớp rơm, rạ để tạo độ xốp và giữ ẩm, không cho cỏ mọc.

Ruộng gừng sau khi trồng

7. Kỹ thuật chăm sóc gừng

Sau khi trồng, nếu thời tiết khô, hành, cần phải tưới nước để giữ đủ độ ẩm thường xuyên cho gừng mọc nhanh, khỏe, mập. Cần phải ủ thêm rơm rạ, trấu để không cho cỏ mọc.

Tùy mức độ thâm canh, dinh dưỡng của đât và sức sinh trưởng của cây, có thể bón theo mức sau:

– Khi gừng mọc được 2 lá chính thì ngâm lân với phân chuồng pha loãng để tưới cho gừng mọc mập và đẻ nhánh tốt.

– Gừng bắt đầu đẻ nhánh khoảng 3-4 tháng sau khi trồng và hình hành củ thì tiến hành bón thúc phân chuồng hoai mục và NPK..

Làm cỏ kết hợp với vun gốc gừng (trường hợp cỏ mọc 4-5cm, cần phải nhổ ngay).

Cách bón: Xới xào đất xung quanh, phía ngoài gốc, bỏ phân, phủ đất mỏng kín phân và kết hợp vun đất vào gốc. Sau đó tưới nước giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Giai đoạn gừng mới mọc chồi cần lưu ý ốc sên cắn ngọn gừng. Khi phát hiện ốc sên, tiến hành bắt thủ công, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Cây gừng dễ bị một số bệnh như: Bệnh thối củ, sâu đục thân, cháy lá… Do đó việc phòng bệnh và xử lý tách cây bệnh ra khỏi vùng trồng cần được thực hiện ngay lập tức.

* Một số biện pháp phòng và chữa bệnh cho cây gừng:

– Cày ải, phơi đất trước khi trồng

– Chọn loại đất trồng dễ thoát nước

– Tránh trồng vào thời điểm mưa nhiều, đất ẩm ướt làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cây trồng.

– Sử dụng chế phẩm sinh học để xua đuổi côn trùng.

– sử dụng vi sinh vật có lợi và nấm đối kháng để xua đuổi và gây bệnh cho sâu hại.

– Ngay sau thu hoạch vụ trước hoặc trước khi tiến hành xuống giống, cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy thân cây dư thừa (nguồn lưu tồn bệnh);

– Tránh để cây bệnh gần hoặc vứt xuống nguồn nước tưới để tránh lây lan, bố trí canh tác ở nơi không bị ngập úng.

– Bón lót phân hữu cơ kết hợp với chế phẩm sinh học Tricô (chứa nấm Trichoderma)

– Bón lót vôi để xử lí đất, cân bằng độ PH (đối với đất chua, nhiễm phèn)

– Khi thấy Gừng bị nhiễm bệnh cần khoanh vùng và loại bỏ những cây bị bệnh, rắc vôi trên diện tích bị bệnh để tránh lây lan ra diện tích rộng.

– Khi chuẩn bị đất trồng, chỉ sử dụng công cụ, phương tiện và vật dụng không mang nguồn bệnh hoặc đã được khử trùng thích hợp.

– Vườn cần có rào cách ly, ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập lây lan.

– Hạn chế các phương tiện, gia súc, động vật và du khách vào vườn vì nguồn bệnh có thể xâm nhập qua đất nhiễm bệnh dính vào bàn chân, động vật, giày dép, bánh xe, công cụ chăm sóc.

– Bón phân đầy đủ để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cây.

-…

Vùng trồng gừng ở Sơn La

9. Thu hoạch và bảo quản gừng

Thời điểm thu hoạch: Tốt nhất nên thu hoạch Gừng sau 9 -10 tháng (sau trồng). Thời gian thu hoạch tốt nhất củ gừng vào tháng 12 (nên thu hoạch vào ngày trời nắng). Trong giai đoạn này, gừng chuyển sang màu vàng, một số lá khô héo.

Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch: Dùng cuốc, sọt, bao để thu hoạch

Kỹ thuật thu hoạch: Khi thu hoạch chú ý tránh làm xây xát, gãy hoặc dập củ, cuốc xa gốc 20 – 25cm để giữ cả khóm củ sau đó nhổ nhẹ và rũ hết đất bám trên củ rồi cho vào bao tải mới chưa quả sử dụng

Sơ chế và lưu kho và vận chuyển: Gừng để ở nơi khô ráo và thoáng mát, khi vận chuyển thì phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh sạch sẽ, trải bạt mới và gói kín cẩn thận để trở đến nơi tiêu thụ được an toàn.

Đóng gói gừng trước khi xếp lên container tại nhà máy gừng VIPSEN

10. Sản phẩm gừng của VIPSEN

VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu, gieo trồng và gia vị nông sản hàng đầu tại Việt Nam. Với vùng trồng rộng lớn,  cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về nông nghiệp, VIPSEN luôn hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ quy trình từ khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Các sản phẩm nông sản gia vị được chế biến và sản xuất theo phương pháp tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để đạt chất lượng cao, sản lượng lớn và tối ưu giá thành.

VIPSEN đang sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm về gừng, quế, hồi, những sản vật đặc trung của Việt Nam. Riêng về gừng, VIPSEN đang đưa ra thị trường trong và ngoài nước các sản phẩm như: gừng tươi, gừng khô thái lát, gừng gọt vỏ đông lạnh, bột gừng, tinh dầu gừng và oleoresin gừng. Các sản phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu do chính VIPSEN quản lý, thu hoạch và chọn lọc. Với đội ngũ chuyên gia nông nghiệp giàu kinh nghiệm, VIPSEN đang hướng tới phát triển các sản phẩm đạt chứng nhận GlobalGAP và Organic (nông nghiệp hữu cơ) để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086

Email: Tony@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan

15 08
Tin thị trường/Tin khoa học Tin thị trường/Tin khoa học
Giá tinh dầu quế trên thị trường đang ở mức thấp nhất trong năm
11 03
Nông sản gia vị
Công dụng của gừng
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Có nên sử dụng son handmade không?
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Tinh dầu và các cấp độ của tinh dầu
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Mua tinh dầu giá sỉ uy tín tại VIPSEN