Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ: 514/53/9 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Blogs

Sự khác nhau giữa spice, seasoning, condiment and flavour là gì?

19/04/2024 vipsen

Cho dù bạn mới thực hành nấu ăn hoặc đã có kinh nghiệm nấu ăn nhiều năm, bạn có thể vẫn phân vân về sự khác nhau giữa các khái niệm “spices”, “seasonings”, “condiment” và “Flavour”.

Vai trò chung của chúng là mang lại hương vị hấp dẫn cho thực phẩm, phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân hay thị hiếu trên thị trường. Đôi khi chúng ta sẽ nhầm lẫn giữa các khái niệm mà quên rằng thực ra có những khác biệt rõ rệt và mục đích sử dụng giữa chúng. Cùng VIPSEN tìm hiểu về các sự khác biệt này nhé.

1. Spice

Gia vị “spices”, thường là những sản phẩm thực vật có hương thơm, vị cay, nồng/ hăng. Spices được làm từ các bộ phận tươi hoặc khô của cây bao gồm lá, thân, hoa, quả, vỏ, rễ, củ…. Hương vị từ spices chủ yếu nhờ tinh dầu mà chứa trong thực vật, được giải phóng ra qua quá trình nghiền, giã, hoặc nấu chín ở nhiệt độ nhất định. Spices thành phẩm trên thị trường thường ở ở dạng tươi, bột, hạt, quả và vỏ gỗ dạng khô.

Spices thường được sử dụng trong quá trình tẩm ướp món ăn hoặc trong quá trình đun nấu. Spices không thay đổi mùi vị của món ăn mà đơn thuần chỉ làm tăng thêm hương vị riêng, vị cay, ấm.

Gia vị “spices” không chỉ được sử dụng trong thực phẩm mà còn được sử dụng trong y học, mỹ phẩm, nước hoa, và các nghi lễ tôn giáo.

Một số ví dụ về gia vị bao gồm gừng, quế, hồi, ớt, hạt tiêu, đinh hương, bạch đậu khấu… .

Gừng tươi tại nhà máy gừng VIPSEN

2. Seasoning

“Seasoning” cũng thường được dùng để tăng cường hương vị cho món ăn. Các loại gia vị “seasonings” được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như muối, tiêu, đường, hạt nêm, các loại gia vị tươi (hành, tỏi, chanh), bột ớt, bột ngũ vị hương,… Sự kết hợp của các thành phần này có thể tạo ra nhiều loại hương vị khác nhau, từ mặn, ngọt, chua, đắng đến cay nồng. Tùy thuộc vào mục đích hương vị mong muốn của người nấu ăn và loại món ăn đang được chế biến mà người ta sẽ lựa chọn các loại gia vị “seasoning” khác nhau. Ví dụ, tiêu cũng là một loại “seasoning” chúng ta hay sử dụng cho hầu hết các loại thực phẩm. Đôi khi, một chút chanh, quất khi được thêm vào để cân bằng hương vị cho món ăn và đây được xem là một loại “seasoning”. Và thường thì “seasoning” thường được thêm vào để tẩm ướp thức ăn hoặc giai đoạn cuối của quá trình nấu nướng.

Giống như spices, seasonings được thêm vào thức ăn để cải thiện hương vị chứ không làm món ăn thay đổi thành vị khác biệt hoặc thường ám chỉ quá trình nêm, ướp thức ăn.

Seasonings gồm các loại như muối, tiêu, bột ớt, giấm, nước chanh, cà ri, bột đinh hương, bột quế, bột hồi, paprika…

Bột gừng VIPSEN

3. Condiment

Condiment là một loại gia vị bổ sung được dùng kèm với một số loại món ăn để tăng thêm hương vị. Nó là một hỗn hợp giữa các loại thảo mộc, thực phẩm lên men, trứng, tinh bột, muối, đường… dùng bổ sung cho món ăn, nhưng bản thân nó không thể đứng một mình như một món ăn. Nó không phải là một phần của món ăn. Thay vào đó, nó là một phần của bữa ăn để nâng tầm món ăn. Gia vị có thể là nước sốt, dầu, nước tương, bơ, rau quả… Chúng dùng để trộn hoặc ăn kèm với món ăn.

Condiments như một thứ gì đó được thêm vào thức ăn sau khi nấu chín thay vì là một phần của quá trình chuẩn bị và nấu món ăn. Một loại gia vị là tùy chọn có thể được thêm vào món ăn tại bàn khi đang ăn. Condiment gồm các loại như hẹ, hành, hành tây, tỏi, sốt cà chua, mù tạt, sốt mayonnaise tương ớt, nước sốt thịt, bơ thực vật, dầu olive…

Thiết bị chưng cất hơi nước dầu húng quế trong nhà của một nông dân Việt Nam. Dầu húng quế là một thành phần thú vị trong nhiều loại nước sốt.

4. Flavoring

Hương vị, “Flavoring”, đề cập đến một cái gì đó làm thay đổi hoặc điều chỉnh hương vị ban đầu của thực phẩm hoặc giúp tạo ra một sự thay đổi đáng kể trong hương vị tự nhiên của một loại thực phẩm đó. Tinh chất chiết xuất từ thực vật, thảo dược kể cả hóa chất phụ gia nhân tạo là những thành phần phổ biến được dùng để tạo lên flavors. Flavour thường liên quan đến tính chất hóa học, tự nhiên hoặc nhân tạo, để mô phỏng lên một hương vị theo yêu cầu nào đó, đôi khi để đánh lừa vị giác. Nó có tính quyết định đến hương vị của thực phẩm, đồ uống và món ăn. Ví dụ hương chanh, hương vani, socola, bạc hà…

Ngoài ra, các đầu bếp có thể thêm các “flavoring” vào món ăn bất cứ lúc nào trong khi nấu. Hơn nữa, thời gian là một yếu tố rất quan trọng vì các thành phần khác nhau cần thời gian để giải phóng hương vị khác nhau và, nếu chúng ta nấu một số nguyên liệu quá lâu, chúng ta có thể làm mất đi hương vị của chúng.

Hương liệu, flavorings, gồm có: alcohol, menthal, estragole, limone, cinnamal dehyde, anethol…

Các chuyên gia trong lĩnh vực húng quế VIPSEN, dầu húng quế Việt Nam (estragole >80%) đóng vai trò quan trọng trong ngành hương liệu

5. Sự khác biệt giữa spice, condiment, seasoning và flavour.

        Tiêu chí          Spice         Condiment         Seasoning         Flavor
Khái niệm là những sản phẩm thực vật có hương thơm, vị cay, nồng/ hăng ở dạng khô, tươi, bột nghiền… là một loại gia vị bổ sung được dùng kèm với một số loại món ăn để tăng thêm hương vị và sự hấp dẫn Là các gia vị được dùng để tăng cường hương vị cho món ăn: mặn, ngọt, chua, cay Là hương liệu làm thay đổi hoặc điều chỉnh hương vị ban đầu của thực phẩm
Thành phần lá, thân, hoa, quả, vỏ, rễ, củ… của thực vật hỗn hợp giữa các loại thảo mộc, thực phẩm lên men, trứng, tinh bột, muối, đường… muối, tiêu, đường, hạt nêm, các loại gia vị tươi (hành, tỏi, chanh), bột ớt… Tinh chất chiết xuất từ thực vật, thảo dược, hoa quả kể cả hóa chất phụ gia nhân tạo
Mục đích sử dụng thường được sử dụng trong quá trình tẩm ướp món ăn hoặc trong quá trình đun nấu. tùy chọn có thể được thêm vào hoặc ăn kèm với món ăn tại bàn khi đang ăn. Không phải là một loại thực phẩm thường được thêm vào để tẩm ướp thức ăn hoặc giai đoạn cuối của quá trình nấu nướng. Có tính quyết định đến hương vị của thực phẩm, đồ uống và món ăn.
Ví dụ gừng, quế, hồi, ớt, hạt tiêu, đinh hương, bạch đậu khấu… mù tạt, sốt mayonnaise tương ớt, nước sốt thịt, bơ thực vật, dầu olive… muối, tiêu, bột ớt, giấm, nước chanh, cà ri, bột đinh hương, bột quế, bột hồi, paprika… alcohol, menthal, estragole, limone, cinnamal dehyde, anethol…

Biết được sự khác biệt giữa các loại thảo mộc và gia vị không quan trọng bằng việc biết cách sử dụng gia vị và hương liệu một cách khéo léo. Nói chung, gia vị tươi được thêm vào muộn trong quá trình nấu trong khi gia vị khô có xu hướng được thêm vào sớm hơn. Điều này có thể tạo ra những “lớp” vị giác giống như các “note” hương như trong nước hoa. Gia vị và hương liệu hiện nay đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển rực rỡ dựa trên những kiến thức khoa học và hóa học được nghiên cứu trong suốt hàng trăm năm.

6. VIPSEN – nhà sản xuất nguyên liệu tự nhiên cho ngành gia vị và hương liệu toàn cầu.

VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu và sản xuất tinh dầu, hương liệu tự nhiên và gia vị nông sản hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để đạt chất lượng cao, sản lượng lớn và giá thành được tối ưu hóa

Các sản phẩm tinh dầu, hương liệu được VIPSEN sản xuất từ nguồn nguyên liệu chọn lọc, được thu hoạch những vùng trồng nguyên liệu nổi tiếng Việt Nam. Bên cạnh đó, VIPSEN xuất khẩu các loại nông sản như gừng, quế, hồi được chế biến dưới nhiều dạng thành phẩm (Gừng khô thái lát, gừng gọt vỏ đông lạnh, bột quế, hoa hồi sấy khô…). Điều này đảm bảo hệ sinh thái khép kín, chuẩn hóa và tối ưu chi phí từ khâu gieo trồng, sản xuất đến bán hàng. Quy trình sản xuất từ khâu gieo trồng, thu hoạch nguyên liệu cho đến sản xuất, bảo quản thành phẩm luôn được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Sản phẩm tinh dầu và nông sản gia vị của VIPSEN không những được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086

Email: Export@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan