Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ văn phòng: D7-TT9 KĐT Xuân Phương Tasco, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Spice agricultural product

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồi tại Lạng Sơn, Việt Nam

04/06/2024 vipsen

1. Tổng quan về hồi Lạng Sơn

1.1 Đặc điểm hình thái

Cây Hồi Việt Nam có tên tiếng Anh là Illicium verum Hook. f.

Cây hồi vốn là một loại cây thân gỗ cao từ 6 – 12m đối với cây trưởng thành, xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Bắc  Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Cây có đặc điểm là lá xanh quanh năm. Mỗi cây hàng năm cho từ 80-100kg quả tươi và như vậy luôn trong 40-50 năm.

Mặc dù gọi là “hoa hồi” nhưng đây thực chất là quả hồi. Do có hình dạng bông hoa nên người dân quen gọi như vậy. Ngoài ra hoa hồi còn được gọi bằng những cái tên khác như: đại hồi, tai vị, quả hồi, hoặc bát giác hồi hươn. Quả hồi thường gồm  6-12 cánh, xếp thành hình ngôi sao, đường kính trung bình 2.5-3cm, dày 6-10mm. Khi tươi, quả hồi có màu xanh, khi chín khô cứng thì có màu nâu hồng. Khi khô, trên mỗi cánh (người Việt gọi là ‘Đại”) sẽ nứt làm hai, để lộ hạt màu nâu nhạt, nhẵn bóng.

Cây hồi thường cho vụ thu hoạch quả chín vào tháng 9 hoặc tháng 4, mỗi vụ kéo dài 3-4 tháng . Thông thường một cây  hồi có tuổi đời từ 5 năm trở lên mới được lấy quả, mỗi năm cũng chỉ được thu hoạch 2 vụ nên đây được xem là mặt hàng thuộc dạng “quý hiếm”.

Hoa hồi tươi

Các món ăn cần sử dụng đến quả hồi như gia vị cần thiết có thể kể đến phở, các món ninh, hầm, cà ri, các món có nguyên liệu từ bò, nội tạng… Điều này là do chất Anethole có trong hoa hồi ngoài chức năng tạo mùi, tạo vị đặc trưng còn giúp tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Bột hoa hồi thường được dùng làm gia vị hầm, nướng rất hấp dẫn. Đặc biệt là món nướng, nhờ hoa hồi dậy mùi thơm, tăng sự hấp dẫn cho món ăn.

1.2 Điều kiện sống

Các vùng trồng hồi tập trung chủ yếu ở độ cao từ 200 – 300 – 400 – 600 m với nhiệt độ trung bình năm ở những vùng này rơi vào khoảng từ 18 – 22℃. Tổng lượng mưa trung bình năm thích hợp cho đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây hồi đạt từ 1.000 – 1.400 – 1.600 – 2.800 mm.

Đất đai: Hồi là cây có khả năng sinh trưởng tốt trên đất feralit màu nâu, vàng đỏ đến màu đỏ và phát triển trên đá mẹ macma axit, sa thạch và phiến thạch. Thành phần cơ giới thịt nặng đến sét nhẹ, nhiều mùn, tầng đất dày, xốp ẩm, tỷ lệ đá lẫn ít, đất còn tính chất đất rừng, thoát nước tốt, khả năng giữ nước tốt, đất chua.

1.3 Vùng trồng

Cây Hồi không chỉ có ở Lạng Sơn mà còn được trồng ở một số tỉnh khác miền núi phiaas Bắc Việt Nam  như Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh…và một số địa phương của Trung Quốc. Tuy nhiên, do thiên nhiên ưu đãi về đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, sản phẩm Hoa Hồi Lạng Sơn vẫn được đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt nhất, hàm lượng tinh dầu cao và đặc biệt trong tinh dầu không có độc tố (hàm lượng trans-anethole luôn ở mức trên 85%)

Lạng Sơn có hơn 43.370 ha rừng hồi, chiếm khoảng 70% diện tích hồi cả nước, trong đó hơn 28.000 ha hồi đang cho thu hoạch ổn định, sản lượng hoa hồi khô đạt từ 7.500 đến 16.000 tấn/năm.

Hoa hồi Lạng Sơn là một trong 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được công nhận và bảo hộ tại Liên minh châu Âu (EU).

Rừng Hồi tại Lạng Sơn

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồi

Có hai kỹ thuật trồng hồi chính: Gieo hạt và ghép nêm.

2.1 Chọn giống

  • Tiêu chuẩn hạt giống (Phương pháp gieo hạt): Hạt được lấy từ những cây hồi giống đã được công nhận, có độ tuổi từ 20-40 năm. Cây nhiều quả, có hàm lượng và chất lượng tinh dầu tốt. Cây khỏe mạnh, tán lá đều, không bị sâu bệnh, quả có cánh to đều.
  • Tiêu chuẩn cây gốc ghép (Phương pháp ghép nêm) : Cây được gieo từ hạt, đạt ít nhất 2 năm tuổi. Chiều cao 50-80cm, đường kính gốc: 0.5-0.8cm. Thân thẳng, lá không dị dạng, không có sâu bệnh. Cần ngưng bón phân thúc ít nhất 15 ngày trước khi ghép.
  • Tiêu chuẩn cành ghép (Phương pháp ghép nêm) : cành ghép được lấy từ cây mẹ đã được công nhận, có tuổi từ 15 năm trở lên. Cây mẹ là cây có năng suất cao, ổn định. Sản lượng thu hoạch quả trung bình từ 35kg/năm trở lên, chỉ tiêu về hàm lượng và chất lượng tinh dầu đạt tiêu chuẩn. Cây sinh trưởng khỏe, không có sâu bệnh. Nên chọn cành ở phía ngoài, nơi được chiếu áng đầy đủ. Cành chưa có lộc non, đường kính từ 3-5cm, chiều dài tối thiểu từ 7-10cm, không có sâu bệnh.
Hoa hồi khô

2.2 Ươm cây (gieo hạt)

Vườn ươm: đất ẩm, đất sét nhẹ, không chọn đất cát do dễ bị nóng lên, gây hư hại cho cây con. Đất được bừa kỹ, bón lót bằng phân chuồng ủ hoai mục.

Gieo hạt vào mùa xuân, gieo theo hàng hoặc gieo vãi. 1kg hạt gieo trên diện tích 50-100m2. Gieo xong cần trải rơm rạ đã tẩy trùng, tư­ới nhẹ. Sau 1-2 tuần hạt nảy mầm thì có thể dỡ bỏ vật che phủ và làm giàn che. Giàn che làm cao 0,5-0,6m, lúc đầu làm kín sau khi cây lớn có thể giảm dần còn 60 đến 70%, năm thứ hai giảm còn 30-40%. Trư­ớc khi trồng 1-2 tháng thì cần bỏ giàn che.

Cần chú ý làm cỏ, phát quang và bón thúc. Phòng trừ nấm thối gốc bằng dung dịch boóc-đô 1% t­ới cho mỗi lần 5 lít/m2, định kỳ 15 ngày tư­ới 1 lần và tư­ới trong 3 tháng đầu. Cây trên luống gieo cần được điều chỉnh khoảng trống cho phù hợp. Trường hợp trồng cây 2 tuổi thì sau một năm cần cấy mở rộng khoảng cách hoặc cấy vào bầu. Bầu có đư­ờng kính 10-12cm, cao 15cm. Ruột bầu gồm 90% đất, 10% phân chuồng hoai. Chăm sóc cây bầu cũng tương tự như­ chăm sóc năm đầu.

2.3 Trồng cây

a) Chọn cây giống:

Cây có độ tuổi từ 18 thàng (đối với kích thước bầu 9×12 cm) và trên 28 tháng (với kích thước bầu 13x18cm).

Cây cao trên 40cm (đối với kích thước bầu 9×12 cm) và trên 80 cm (với kích thước bầu 13x18cm)

Cây sinh trường tốt, tán lá đều, xanh đậm, thân cây cứng cáp, không bị sâu bệnh.

b) Đất trồng: Đất lẫn sét nhẹ, nhiều mùn, tầng đất dày, xốp ẩm. Đất thoát nước tốt, giữ ẩm tốt.

c) Thời vụ trồng: Thời vụ trồng tốt nhất vào mùa xuân. Ngoài ra có thể trồng vào mùa thu, với điệu kiện thời tiết râm mát, mưa nhẹ, tránh trồng vào mùa mưa hay mùa khô, nắng gắt.

d) Kỹ thuật trồng:

  • Hố trồng cần đào 40x40x40cm, xung quanh hố cần phát cây bụi rộng 0,7-0,8cm. Ngoài hố trồng thì cây bụi được giữ lại để che bóng cho hồi lúc nhỏ.
  • Trước khi trồng từ 10-15 ngày, kết hợp bón lót bằng phân chuồng ủ hoai mục bằng cách trộn lẫn với đất rồi lấp xuống hố.
  • Khi trồng, đào lại đất ở chính giữa hố, làm rộng lòng hố để vừa đủ và sâu hơn kích thước bầu đem trồng. Đặt cây thẳng đứng trong lòng hố, rồi lấp đất đầy lên và ấn chặt quanh bầu. Tiếp tục lấp đất cao hơn cổ rễ 2-3cm.  
  • Mật độ trồng 400-600 cây/ha. Có thể lúc đầu nuôi một số loài cây gỗ trên đất rừng phục hồi hoặc trên n­ương rẫy cũ, vừa có tác dụng chống xói mòn, vừa che bóng cho hồi và lại giải quyết một phần nhu cầu gỗ củi cho sinh hoạt.

Ngoài ra có thể trồng xen khoai núi, củ n­a và các cây l­ương thực phụ d­ưới rừng hồi. Có thể trồng hồi cùng với cây chè để tăng tính kinh tế.

Người nông dân thu hoạch hoa hồi tại Lạng Sơn

2.4 Chăm sóc

Hàng năm, chăm sóc hai lần vào tháng 4-5 và tháng 10-11.

Chăm sóc cây bằng cách xới đất, làm cỏ phát quang dây leo, cây bụi lấn át hồi, chú ý phát quang dần dần, khi cây hồi cao 2m trở lên mới mở rộng dần. Kết hợp với tỉa cành, tạo tán, tỉa thưa/

Để có sản lư­ợng quả cao cần thiết phải bón phân hàng năm, nếu không cũng phải 2-3 năm 1 lần. Tuổi cây cần bón:

  • Cây < 10 tuổi: bón 2 kg/cây.
  • Cây 10-20 tuổi: Bón 4 kg/cây.
  • Cây >20 tuổi: bón 6 kg/cây.

Một năm nên bón hai lần: Lần 1 vào tháng 10-11 (50% số phân), lần 2 vào tháng 4-5 (bón nốt 50% số phân còn lại). Khi bón cần đào rãnh quanh gốc, bón xong lấp đất. Có thể bón vào cuối thu hoặc đầu xuân.

2.5 Thu hoạch

Cây hồi được trồng khoảng 16 năm là có thể thu hoạch 2 vụ/năm. Trong đó, vụ Xuân tập trung vào tháng 2, tháng 3; vụ thu vào tháng 9, tháng 10.

Khi thu hái nên dùng tay hoặc dụng cụ để hái từng quả. Tuyệt đối không bẻ cành, gây ảnh hưởng đến số lượng quả vụ sau.

VIPSEN Star Anise processing factory

3. Hoa hồi và tinh dầu hồi sản xuất tại VIPSEN

VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu, gieo trồng và chế biến nông sản gia vị và tinh dầu tự nhiên hàng đầu tại Việt Nam. Với vùng trồng rộng lớn, cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về nông nghiệp, VIPSEN luôn hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ quy trình từ khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, sản xuất và bảo quản. Các sản phẩm nông sản gia vị và tinh dầu được sản xuất theo phương pháp tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để đạt chất lượng cao, sản lượng lớn và tối ưu giá thành.

VIPSEN đang tập trung sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm về gừng, quế, hồi, tinh dầu và hương liệu chiết xuất từ những thực vật đặc trưng của Việt Nam. Riêng về hồi, VIPSEN đang đưa ra thị trường trong và ngoài nước các sản phẩm như: hoa hồi loại A (sản lượng 2000 tấn/năm) và tinh dầu hồi (sản lượng 100 tấn/năm). Các sản phẩm sản xuất từ vùng nguyên liệu do chính VIPSEN quản lý, thu hoạch và chọn lọc. Với đội ngũ chuyên gia nông nghiệp giàu kinh nghiệm, VIPSEN đang hướng tới việc phát triển vùng trồng và sản xuất ra các sản phẩm đạt chứng nhận GlobalGAP, Organic (nông nghiệp hữu cơ), JAS… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086

Email: Tony@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ xưởng tinh dầu: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Địa chỉ xưởng chế biến gừng và hồi: Thủ Độ, An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan

29 06
Nông sản gia vị Spice agricultural product
Quy trình sản xuất gừng khô cắt lát tại xưởng VIPSEN
11 03
Nông sản gia vị
Công dụng của gừng
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Có nên sử dụng son handmade không?
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Tinh dầu và các cấp độ của tinh dầu
22 10
Tin thị trường/Tin khoa học
Mua tinh dầu giá sỉ uy tín tại VIPSEN