Unlocking the flavors of life helps people get closer to nature.

Địa chỉ văn phòng: D7-TT9 KĐT Xuân Phương Tasco, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (84) 086 88 55 086

Email:info@vipsen.vn

Giờ làm việc:Giờ hành chính Thứ 2 - Sáng thứ 7

Blogs

Tinh dầu gừng, Zingiberen >30%, công dụng, lợi ích và hơn thế nữa!

26/04/2024 vipsen

1. Tổng quan về gừng Việt Nam

1.1 Đặc điểm cây gừng Việt Nam

Gừng Việt Nam tên tiếng Anh là Ginger, tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe, là một loài thực vật thuộc họ Zingiberaceae, được sử dụng rộng rãi như một gia vị, hay thảo dược.

Gừng Việt Nam là một loại cây thân thảo nhỏ, khi phát triển có thể đạt chiều cao 0,6 – 1 m. Thân rễ phình to, phân nhánh và mọc bò ngang. Lá có các bẹ dài, không cuống, nhọn ở phần đỉnh và đáy, ôm lấy nhau tạo thành thân giả. Lá dài 15 – 30cm, bề ngang khoảng 2cm, mặt nhẵn, gân giữa màu trắng, có mùi thơm.

Hoa của cây gừng thường không đều. Hoa gừng mọc thành cụm, phát triển từ thân rễ vào tháng 10 hàng năm. Cuống của cụm hoa có thể dài từ 15 – 30cm. Cành hoa có hình trứng hoặc hình trụ.

Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm và vị cay nóng.

Cây gừng một tháng tuổi

Tại Việt Nam có ba loại gừng chính được trồng phổ biến: gừng sẻ, gừng sẻ lai và gừng trâu. Trong đó, gừng trâu với thân hình mập mạp, ít nhánh, nhánh tròn dễ gọt vỏ, đây là gừng được ưa thích cho thị trường xuất khẩu. Gừng sẻ, củ nhỏ, nhiều nhánh nhọn, nhưng thơm và cay đậm hơn các loại gừng còn lại.

1.2 Trồng gừng

Cây gừng được trồng bằng củ già, có mầm nhú và được thu hoạch sau khoảng 10-11 tháng. Cây sinh trưởng mạnh nhất vào mùa hè hoặc mùa thu khi có khí hậu nóng ẩm. Sau một năm trồng, nếu không thu hoạch thì lá thường có khuynh hướng lụi tàn vào mùa đông và có thể tái sinh trở lại từ mầm nhú ra từ thân rễ.

Khi thu hoạch, cây được nhổ lên và cắt lấy phần củ, loại bỏ sạch đất cát. Sau đó đem về rửa sạch, dùng ở dạng tươi hoặc đem phơi khô.

1.3 Vùng trồng gừng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, cây gừng được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ miền núi cho đến đồng bằng. Tuy nhiên, cây gừng phát triển tốt nhất ở vùng đồi, núi ở những nơi có đất mùn, thoát nước tốt và nhiều ánh sáng.

Gừng có thể được trồng xen canh dưới tán các loại cây khác, tuy nhiên hiệu quả không cao và cần nhiều công bón phân để cải thiện dinh dưỡng đất.

Ruộng gừng

2. Tinh dầu gừng Việt Nam

2.1 Tiêu chuẩn tinh dầu:

Trong Gừng có từ 2 – 3% tinh dầu.

Cảm quan: Chất lỏng, màu vàng nhạt đến màu vàng, mùi hương cay, thơm mát của gừng

Độ hòa tan: Hòa tan trong cồn, không hòa tan trong nước

Tỷ trọng: 0.865 – 0.885

Chỉ số khúc xạ: 1.484 – 1.494

Năng suất quay cực: – 15o đến -48o

Hàm lượng Zingiberen: trên 30%

2.2 Thành phần tinh dầu gừng

Các thành phần chính trong tinh dầu gừng gồm có Zingiberene, β-Curcumene, Farnesene, β-Phellandrene, Camphene, β-Bisabolene, β-Sesquiphellandrene , Eucalyptol…

Zingiberene, công thức hóa học là C15H24, là thành phần chính tạo ra hương vị riêng biệt của gừng. Zingiberene là một sesquiterpene đơn vòng, có tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa

2.3 Phương pháp chưng cất

Người ta chủ yếu sử dụng phần củ (rễ) để sản xuất tinh dầu do phần này có hàm lượng tinh dầu cao. Nguyên liệu sản xuất có thể là gừng tươi vừa thu hoạch hoặc gừng đã được làm khô khoảng 50% nước.

Phương pháp chưng cất chủ yếu là chưng cất hơi nước.

Gừng tươi được phơi khô sau khi rửa tại nhà máy gừng VIPSEN

3. Ứng dụng của tinh dầu gừng

Trong hàng ngàn năm, bên cạnh tác dụng của một gia vị hấp dẫn, gừng đã được sử dụng trong y học dân gian vì khả năng làm dịu chứng viêm, sốt, cảm lạnh, hô hấp, buồn nôn, đau dạ dày, viêm khớp và thấp khớp. Theo truyền thống, nó cũng được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm, tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Tinh dầu Gừng cũng mang lợi ích như một loại thảo dược. Với mùi hương ấm áp, ngọt ngào, mang tính gỗ và cay có tác dụng tiếp thêm sinh lực, đặc biệt khi được sử dụng trong liệu pháp mùi hương.

3.1 Chăm sóc cá nhân

Tinh dầu Gừng được biết là có tác dụng ức chế quá trình oxy hóa tế bào gây tổn thương da và các dấu hiệu lão hóa. Tinh dầu giúp tạo ra lớp da mềm mại, khỏe mạnh hơn bằng cách loại bỏ da chết và xỉn màu. Do đó, tinh dầu gừng được sử dụng trong nhiều công thức mỹ phẩm tự nhiên và chăm sóc sức khỏe như: kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm, xà phòng thơm, dầu gội, dầu massage…

Hàm lượng khoáng chất phong phú của Dầu Gừng góp phần tăng cường sức khỏe của da đầu và các sợi tóc, đồng thời các đặc tính sát trùng, chống nấm và chống viêm góp phần làm sạch tóc đồng thời làm dịu tình trạng khô và ngứa đặc trưng của gàu. Cùng với việc kích thích mọc tóc, tinh dầu gừng được biết là giúp tăng cường sự phát triển khỏe mạnh của tóc.

3.2 Y học

Dầu Gừng giúp loại bỏ nhiễm trùng, kháng nấm trên da và vết thương hở. Với đặc tính sát trùng, tinh dầu gừng giúp vết thương nhanh liền.

Bên cạnh đó, đặc tính giải độc và tiêu hóa của Tinh dầu Gừng tạo điều kiện thuận lợi cho việc loại bỏ độc tố và tăng cường tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn làm giảm những khó chịu liên quan đến dạ dày và ruột, bao gồm đầy hơi, tiêu chảy, co thắt, khó tiêu, đau dạ dày, buồn nôn và đau bụng.

Đặc tính long đờm của nó có tác dụng loại bỏ chất nhầy khỏi đường hô hấp và giảm hiệu quả các triệu chứng bao gồm khó thở, hen suyễn, ho, cảm lạnh, cúm và viêm phế quản.

3.3 Liệu pháp mùi hương

Tình dầu gừng hoặc có thể pha chế một hỗn hợp để khuếch tán hương thơm êm dịu và sảng khoái của vùng nhiệt đới giúp thanh lọc không khí, giải tỏa lo lắng, mệt mỏi và xua đuổi côn trùng.

Bằng cách tạo điều kiện cho giấc ngủ bắt đầu và cải thiện chất lượng giấc ngủ, việc khuếch tán Dầu Gừng được biết là có lợi cho những người mắc chứng mất ngủ. Nó cũng được cho là có thể nâng cao mức năng lượng bằng cách truyền cảm hứng tích cực và hy vọng, đồng thời thúc đẩy tư duy cân bằng và có căn cứ.

3.4 Trị liệu

Khi xoa bóp vào cơ bắp, đặc tính giảm đau của Dầu Gừng được biết là có tác dụng làm dịu và giảm đau nhức cũng như viêm nhiễm, do đó giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, đau nửa đầu, viêm khớp, đau lưng và co thắt tử cung.

Nguyên liệu Gừng tươi trước khi sản xuất tinh dầu tại nhà máy tinh dầu VIPSEN

4. Tinh dầu gừng sản xuất tại VIPSEN.

VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu và sản xuất tinh dầu tự nhiên hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm tinh dầu được sản xuất theo phương pháp tiên tiến, đạt chất lượng cao với 100% thành phần tự nhiên, không có chất phụ gia hay có sự pha trộn.

Sản phẩm tinh dầu gừng được VIPSEN sản xuất từ nguồn nguyên liệu chọn lọc tại những vùng trồng nguyên liệu nổi tiếng tại Việt Nam là Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An… Quy trình sản xuất từ khâu gieo trồng, thu hoạch nguyên liệu cho đến sản xuất, bảo quản thành phẩm luôn được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Sản phẩm tinh dầu gừng của VIPSEN không những được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086

Email: Export@Vipsen.vn

Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.

Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn

Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN

Bài viết liên quan