Tinh dầu tràm trà Việt Nam, α-Terpineol từ 35%, ứng dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và dược liệu.
1. Cây tràm trà Việt Nam
1.1 Nguồn gốc của cây tràm trà.
Cây Tràm Trà có tên khoa học là (Melaleuca alternifolia (Maiden & Betche) Cheel), cây có nguồn gốc từ bờ biển phía đông bắc của New South Wales và một ít tại Atherton của Queensland thuộc nước Úc. Tại nước Úc, tràm trà được Joseph Maiden và Ernst Betche mô tả đầu tiên vào năm 1905, lúc đó gọi nó là Melaleuca linariifolia, sau đó Edwin Cheel đặt lại tên là Melaleuca alternifolia vào năm 1925.
Cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia Maiden & E. Betche ex Cheel) chủ yếu được trồng để sản xuất tinh dầu giàu terpinen-4-ol, trước năm 2006 được coi là loài cây thuộc nhóm bí mật quốc gia của Australia.
Hiện nay 97% tinh dầu thương phẩm của nước này được sản xuất từ các khu trồng Tràm trà ở vùng ven biển phía bắc New South Wales và Atherton của Queensland. Australia cũng là nước có lịch sử sản xuất tinh dầu tràm trà hơn 60 năm, có nhiều công trình nghiên cứu về cải thiện giống cho loài cây này. Ngoài ra, Tràm trà cũng là loài có thể sản xuất tinh dầu giàu 1,8-cineole, một số cây thậm chí có tỷ lệ 1,8-cineole cao hơn 75%.
1.2 Đặc điểm cây tràm trà Việt Nam
Tràm trà có tên khoa học là Melaleuca alternifolia, là thực vật có hoa trong họ Đào Kim Nươg. Cây tràm trà thích hợp với những loại đất ẩm, nhiều ánh sáng mặt trời và khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam.
Cây tràm trà có chiều cao tới 5-7m. Lá màu xanh lục sẫm hay xám, mọc so le, hình trứng hay mũi mác, dài 1 – 25 cm và rộng 0,5 – 7 cm. Hoa của cây tràm trà có nhiều màu: trắng, hồng, vàng nhạt, ánh lục và mọc thành cụm dày dọc theo thân, mỗi hoa có các cánh hoa nhỏ và một chùm nhị mọc dày đặc. Quả là dạng quả nang nhỏ chứa nhiều hạt nhỏ.
Với những đặc tính chịu được phèn, cây không cao và có tán đẹp, vì vậy cây Tràm Trà rất thích hợp trồng ở những khoảng đất trống, ven đường, công viên, ven các khu, cụm-tuyến dân cư.
Đặc điểm nổi bật của Tràm trà là sau khi trồng 1-2 năm, cao 1,5 m có thể khai thác lá lần đầu, sau đó cây cho khai thác hàng năm trong hơn 20 năm, nên là loài cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Tùy theo việc chăm sóc, và từ năm thứ 3 trở đi sản lượng thu hoạch sẽ cao gấp 3 – 4 lần cho với các năm trước đó.
Cây Tràm Trà là một trong những nhóm cây ít bị sâu bệnh tấn công, cây có khả năng giữ đất, chống xói mòn, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường sống và đứng vững khi gặp giông bão.
Tinh dầu Tràm Trà có giá trị kinh tế khá cao trên thị trường mỹ phẩm và dược liệu của thế giới. Tràm trà thích nghi khá tốt tại vùng đất cao, hoang hóa và nhiễm phèn.
1.3 Vùng nguyên liệu tràm trà
Tràm trà được Viện Dược liệu nhập vào Việt Nam từ giữa những năm 1980. Hiện nay, Tràm trà được trồng nhiều tại các tỉnh Ba Vì (Hà Nội), Quảng Bình, Long An.
Đây là loài cây có sự sinh trưởng tốt, giàu tiềm năng phát triển để sản xuất tinh dầu giá trị cao. Vì vậy tràm trà đang được nhiều chính quyền địa phương đưa vào nghiên cứu giúp người nông dân cải thiện đời sống, phủ xanh và cải tạo đất đai.
2. Tinh dầu tràm trà Việt Nam
Theo Tiêu chuẩn tinh dầu Tràm trà giàu terpinen-4-ol (ISO-4730:2017) thì tỷ lệ terpinen-4-ol là 35-48%, limonene là 0,5-1,5%, 1,8-cineole là <10%. Giống chất lượng cao là giống có tỷ lệ terpinen-4-ol cao, tỷ lệ limonene và 1,8-cineole thấp.
2.1 Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu
Cảm quan: tinh dầu tràm trà là chất lỏng không màu đến màu vàng nhạt. Mùi thơm đặc trưng của camphoraceous.
Tỷ trọng ở 20 độ C: 0.885 – 0.906
Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1.4750 – 1.4820
Góc quay cực: +7 – +12
2.2 Thành phần hóa học
Tinh dầu tràm trà (tea tree oil) được chia thành 3 nhóm là:
– Nhóm 1 có 1,8-cineole thấp (3%) và terpinen-4-ol cao (45,4%)
– Nhóm 2 có 1,8-cineole trung bình (30,3%) và terpinen-4-ol trung bình (18%)
– Nhóm 3 có 1,8-cineole cao (64,1%) và terpinen-4-ol thấp (1,7%)
Các thành phần hóa học chính trong tinh dầu tràm trà gồm linalool, terpinen-4-ol, α-terpineol, α-terpinene, terpinolene và 1,8-cineole.
Tại Việt Nam, tinh dầu tràm trà có thành phần chính terpinen-4-ol (từ 35%)
2.3 Phương pháp chiết xuất
Hàm lượng dầu tính theo lá tràm trà khô đạt gần 3%. Theo khảo nghiệm của Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản cho thấy, hàm lượng tinh dầu cao nhất vào mùa đông và mùa thu, do đó thời gian thu hoạch sẽ từ khoảng tháng 12 đến tháng 2 hàng năm. Tràm trà được thu hái vào buổi sáng, cắt cành, cách gốc 30-50cm. Cành lá tươi thu về, sau đó được tỉa bớt cành trước khi chuyển vào nồi nấu.
Tinh dầu tràm trà được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Tràm trà được thu hái vào buổi sáng, cắt cành, cách gốc 30-50cm. Cành lá tươi thu về, sau đó được tỉa bớt cành trước khi chuyển vào nồi nấu.
Sau khi thu hồi thành từng lô sản xuất, mẫu tinh dầu của từng lô đương mang đi phân tích định tính bằng phương pháp sắc ký khí phổ (GC/MS) HP 6890, với ngân hàng dữ liệu Wiley 275 và Nist 98.
Áp dụng dựa tiêu chuẩn quốc tế ISO 4730: 2017 quy định rằng tinh dầu Tràm Trà chứa tối thiểu 30% terpinen- 4- ol và tối đa 15% Cineole. Tinh dầu có mùi đặc trưng, màu vàng nhạt đến trong suốt.
Tinh dầu được đóng vào các can nhựa chất lượng cao, hoặc thùng phuy nhôm để lưu kho.
Nhiệt độ bảo quản tinh dầu từ 20 -30oC, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hoặc nguồn nhiệt, nguy cơ cháy nổ cao.
Trung bình, một tấn lá tràm trà chiết xuất được 7kg tinh dầu.
3. Ứng dụng của tinh dầu tràm trà
3.1 Dược phẩm
α-Terpineol, là một chất có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, có khả năng phòng ngừa các loại cảm cúm, trúng gió hoặc ức chế virus ngoài da. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng chính hợp chất này α-Terpineol để điều chế một số loại thuốc ức chế bệnh cúm như H5N1
Các báo cáo khoa học cho thấy tinh dầu Tràm Trà có tác dụng kháng Candida albicans, các men, nấm trên da và chống oxy hóa. Do có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh và không hại da nên tinh dầu Tràm Trà được sử dụng để sản xuất thuốc trị bỏng, trị vết thương, sát trùng da…
Tinh dầu Tràm Trà là loại thuốc chữa các bệnh ngoài da thông thường rất có hiệu quả như: Mụn trứng cá, mụn nhọt, eczema; nhiễm trùng da như mụn rộp, vết thương, mụn cóc, bỏng, côn trùng cắn và bệnh nấm móng tay, bệnh nấm da bàn chân, mồ hôi chân, nhọt, nấm onychia.
3.2 Mỹ phẩm
Tác dụng sinh học của tinh dầu tràm trà rất đa dạng, ngoài việc sử dụng như một loại dược liệu đa tác dụng, một số tinh dầu tràm còn chứa các chất thơm như nerolidol, linalool,…, nên tinh dầu tràm còn được dùng như một thành phần của nhiều loại mỹ phẩm và dầu tắm, dầu gội đầu, nước súc miệng, kem đánh răng, kem dưỡng da …
Ngoài ra, tinh dầu Tràm Trà sử dụng trực tiếp để trị mụn cóc, nám da do nấm và nhiều loại dược liệu khác nhau. Tinh dầu Tràm Trà cũng thể hiện có hoạt tính kháng virus mạnh, nhất là trên virus tự do, nó ức chế hoàn toàn sự hình thành mảng bám với 1% tinh dầu và làm giảm hình thành mảng bám khoảng 10% với 0,1% tinh dầu.
4. Tinh dầu tràm trà sản xuất tại xưởng tinh dầu VIPSEN
VIPSEN là một trong những nhà nghiên cứu và sản xuất tinh dầu tự nhiên hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm tinh dầu được sản xuất theo phương pháp tiên tiến, đạt chất lượng cao với 100% thành phần tự nhiên, không có chất phụ gia hay có sự pha trộn.
Sản phẩm tinh dầu tràm trà Việt Nam có chất lượng không thua kém nhờ hàm lượng terpinen- 4- ol đạt 35% – 45%. Tinh dầu tràm trà được VIPSEN sản xuất từ nguồn nguyên liệu chọn lọc, được thu hoạch tại những vùng trồng nguyên liệu
thuộc địa bàn tỉnh Long An, Việt Nam. Quy trình sản xuất từ khâu gieo trồng, thu hoạch nguyên liệu cho đến sản xuất, bảo quản thành phẩm luôn được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Sản phẩm tinh dầu tràm trà của VIPSEN không những được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
SĐT/Whatsapp/Zalo/Wechat: +84 868 855 086
Email: Tony@Vipsen.vn
Địa chỉ: D7-TT9, đường Forosa, khu đô thị mới Xuân Phương, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ nhà máy: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội.
Chia sẻ bài viết này đến bạn bè của bạn
Giúp bạn bè cuả bạn tiếp thu những kiến thức thú vị từ VIPSEN